Nhận thức đúng về sức khỏe

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật.

Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.

Các yếu tố quyết định
Các hệ thống phân loại như phân loại quốc tế về gia đình của WHO, bao gồm hệ thống phân loại quốc tế về chức năng, khuyết tật và sức khỏe (ICF) và phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và đo đạc các thành phần của sức khỏe. Nói chung, sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù ai thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.

Người ta ngày càng nhận ra rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học, mà còn qua những cố gắng và lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội. Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý và ứng xử của mỗi cá nhân… là rất quan trọng.

Các cửa hàng hệ thống Grenn+ cung ứng nhiều sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Các cửa hàng hệ thống Grenn+ cung ứng nhiều sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Các yếu tố chính được phát hiện có ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: thu nhập và địa vị xã hội; mạng lưới hỗ trợ xã hội; giáo dục và biết chữ; tình trạng việc làm; môi trường xã hội. Ngoài ra còn quyết định bởi các yếu tố chủ quan: chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó của cá nhân; nuôi dạy trẻ phát triển tốt; sinh học và di truyền; giới tính và văn hóa…

Để rèn luyện sức khỏe tốt, tập luyện thể dục thể thao là việc mỗi cá nhân cần làm nhằm duy trì thể chất và sức khỏe toàn diện. Tập luyện thường xuyên còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các “bệnh người giàu” như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng.

Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành 2 nhóm theo tác động lên cơ thể con người: (1) Tập luyện về cơ bắp, như uốn dẻo nhằm chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp. Các bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn; nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn. (2) Tập luyện về khí huyết, tinh thần, như việc hô hấp, hít thở, nhằm chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần.

Các bài tập thái cực quyền, khí công, yoga làm tăng sự lưu thông khí huyết, làm tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ.
Tập luyện thể dục rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các hoạt động về khí huyết.

Chế độ dinh dưỡng và bồi bổ tinh thần
Chế độ dinh dưỡng cũng quan trọng như việc tập luyện thể dục. Dinh dưỡng là sự cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống. Theo dinh dưỡng học, để có đầy đủ chất dinh dưỡng cơ thể phải được cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết. Nếu không đủ các vitamin cần thiết cơ thể sẽ bị suy yếu, gọi là suy dinh dưỡng. Vì thế, cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ tăng cường sức khỏe, chữa lành mọi bệnh tật.

Dinh dưỡng học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa chế độ ăn, các thành phần sức khỏe và bệnh tật. Các nhà dinh dưỡng là chuyên gia y học đã được đào tạo chuyên môn cao. Họ cũng là bác sĩ có thể cung cấp những lời khuyên an toàn, có cơ sở khoa học và chính xác về dinh dưỡng và cách can thiệp. Dinh dưỡng học giúp tăng hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sức khỏe tinh thần là khái niệm chỉ tình trạng tâm thần và cảm xúc tốt của mỗi cá nhân. Theo WHO, không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tinh thần. Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và giả thuyết khoa học khác nhau đều ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm “sức khỏe tinh thần”. Có một cách để nhận xét sức khỏe tinh thần là xem một người thể hiện chức năng của mình thành công tới mức nào. Cảm thấy có đủ tự tin, có thể đối mặt với những tình trạng căng thẳng, luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có cuộc sống độc lập và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn.

Khoa học chăm sóc sức khỏe hay còn gọi là khoa học y học, là tập hợp các ngành khoa học ứng dụng, áp dụng một hay nhiều phần của khoa học tự nhiên hay khoa học hình thức để xây dựng và phát triển kiến thức, phương pháp can thiệp hay công nghệ có ích trong việc chăm sóc sức khỏe lâm sàng và sức khỏe cộng đồng. Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh, thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khỏe. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với phòng bệnh từ trước.

Quỳnh Thư

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/doanh-nghiep-thi-truong/nhan-thuc-dung-ve-suc-khoe-60520.html