Nhân thần Đoàn Thượng thời Lý - Trần với những đề nghị bảo vệ và tu bổ di tích

Quốc gia Đại Việt trong lịch sử Việt Nam thời Lý – Trần, đầu thế kỷ XIII ghi nhận cuộc chuyển giao quyền lực của vương triều Lý cho nhà Trần không thể không nhắc đến các bậc trung thần danh tiếng như Trần Thủ Độ, Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn.

Đất Hồng Châu xưa, nay thuộc tỉnh Hải Dương tự hào là quê hương Đoàn Thượng - vị tướng tài ba, nhân đức – Người đã hiến dâng xương máu cho sự bình an của muôn dân trăm họ. Hơn 700 năm đã trôi qua, danh tính, sự nghiệp Đoàn Thượng đôi khi đã chìm đắm trong danh xưng nhân thần Đông Hải Đại Vương, tràn ngập trong tâm linh cộng đồng cư dân người Việt.Thần Đông Hải Đại Vương đã góp phần không nhỏ làm nổi tiếng địa danh Hồng Châu, và chưa bao giờ lãng quên sứ mệnh nêu cao công tích vẻ vang của một tính danh đã vượt lên trên tình thế nguy ngập của đất nước khi một triều đại phong kiến đã buộc phải chuyển giao. Đối với linh thần Đông Hải Đại Vương, con người thế tục của tướng quân Đoàn Thượng đã chiếm giữ vị thế lưỡng cực“thời thế tạo anh hùng” và “anh hùng tạo thời thế.”

Tháng 10 năm 1210 vua Lý Cao Tông mất, hoàng tử Sảm lên ngôi lấy niên hiệu Lý Huệ Tông, lập Trần Thị Dung làm nguyên phi. Tháng 7 năm 1211 bọn quan nội hầu Vương Thượng giết chết Tô Trung Từ. Con rể Tô Trung Từ là Nguyễn Ma La đau xót thấy cha vợ bị giết, liền bày mưu với Trần Thừa đưa phiến quân dẹp yên ấp Khoái Châu. Từ án mạng Nguyễn Ma La, Trần Thừa lựa thời cơ giết chết Nguyễn Trinh. Trần Tự Khánh lập tức đưa quân về kinh sư. Các tướng coi giữ vùng Hồng Châu là Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi qui tội Trần Tự Khánh đang thực hiện mưu phế lập. Lý Huệ Tông giận, cho các tướng tìm đánh Trần Tự Khánh, giáng Nguyên phi Trần Thị Dung xuống làm ngự nữ. Đoàn Thượng được phong tước hầu, cùng Đoàn Văn Lôi về kinh đô bảo vệ vua Lý. Nghiễm nhiên tướng quân Đoàn Thượng có danh chính ngôn thuận cầm quân về phía đông nam dẹp loạn. Song, họ Trần đã kiểm soát cả vùng phía đông nam Thăng Long, liên kết với các thế lực địa phương. Đầu năm 1212 Trần Tự Khánh và Nguyễn Tự hợp sức nhau ở bến Đông Triều, chuẩn bị tấn công đất Hồng Châu do Đoàn Thượng quản nhiệm. Trần Tự Khánh chiếm được kinh đô, liền sai người lên đón Lý Huệ Tông, nhưng không đón được vua về kinh. Trần Tự Khánh triệu tập các vương hầu, sai người đón một người con của vua Lý Anh Tông là Huệ Văn Vương về Lạc Kiều dựng lên ngôi vua vào tháng 3 năm Giáp Tuất (1214).

Trong khi đó, Nguyễn Nộn đem quân đến Thăng Long đánh nhau với Trần Tự Khánh. Vua Huệ Tông và thái hậu từ Nam Sách về Thăng Long phong tước hầu cho Nguyễn Nộn; có ý mượn tay ông đánh dẹp họ Trần. Sau khi nương tựa vào thế lực cát cứ ở các địa phương họ Trần, họ Đoàn không được; nhà Lý lại liên minh với Nguyễn Nộn. Cục diện trong nước lúc này đã hình thành ba thế lực lớn, gần như thế chân vạc. Nguyễn Nộn chiếm giữ phía Bắc, Đoàn Thượng chiếm giữ phía đông, Trần Tự Khánh chiếm giữ toàn bộ phía nam kinh đô Thăng Long. Bối rối trước hoàn cảnh đất nước bất an, vua Lý Huệ Tông lại quay về nương nhờ anh em họ Trần. Trần Tự Khánh sai Vương Lê sang đất Cứu Liên đón vua Lý Huệ Tông. Trần Tự Khánh được phong làm Phụ chính, bố ông là Trần Thừa làm Nội thị phán thủ. Trần Tự Khánh và tướng Phan Lân bổ sung quân đội, chế tạo chiến cụ, rèn tập võ nghệ, ngày càng trở nên lớn mạnh. Tháng 12 năm 1216, Trần Thị Dung được phong làm hoàng hậu, thì cũng là lúc anh em thân thuộc của họ Trần ở Hải Ấp đã chiếm hết các chức quan văn võ trọng yếu của triều đình nhà Lý. Trần Tự Khánh đặc cách làm Thái úy, Tá Chu, Lại Linh được phong tước quan Nội hầu. Con cả của Trần Tự Khánh là Trần Hải được phong tước vương. Trần Tự Khánh quyết định đánh dẹp Nguyễn Nộn ở Bắc Giang, bao gồm cả Hiền Tín vương Lý Bát, Hồng hầu Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hóa.

Thần tích sưu tầm được ở Hải Dương cho biết Đoàn Thượng (段尚; 1181-1228) là con của hai cụ Đoàn Trung và Hoàng Thị Mỹ; người làng Thung Độ (nay thuộc huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương). Đại Việt Sử ký toàn thư đã ghi lại sự kiện:“ Đoàn Thượng có cùng một vú nuôi với vua Lý Huệ Tông.”(3)Tuổi thanh niên, Đoàn Thượng đã từng làm hào trưởng tại các miền đất Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Hồng Châu. Khi đã già dặn hơn, thấy được sự suy yếu của vương triều Lý, ông đã tổ chức đội quân định nổi dậy chống lại triều đình. Biết có thế lực họ Trần ở mạn đông, đang có ý định đánh chiếm ngôi vua, ông không tỏ ý gia nhập hay phản đối. Vua Lý Cao Tông sa đọa, quan lại tham nhũng, dân chúng đau khổ. Hàng loạt các toán quân hội tụ nổi dâyợ̉ khắp nơi, lên án triều đình.

Mùa thu tháng 8 (1207), Đoàn Thượng, Đoàn Chủ chính thức làm phản. “Vua sai đem nhiều binh lính đi đánh chúng: Đàm Dĩ Mông đem quân đạo Đại Thông, Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách, Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di đem quân đạo Khả Liễu, chỉ đầu hỏa đầu Trần Hinh đem đạo Phù Đái, cùng hợp sức nhau đánh Thượng. Thượng ngầm sai người đến đút lót cho thượng phẩm phụng ngự Phạm Du, xin đem đảng chúng theo Du. Phạm Du vì Thượng nài xin với Cao Tông tha tội cho Đoàn Thượng.

-----------------------

(3) Đại Việt Sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, H, 1972.

Vua cho gọi Đàm Dĩ Mông rút quân về, Thượng thoát được. Từ đó Dĩ Mông, Bỉnh Di hiềm khích với Du.” (1)Tình thế đặt ra cuộc liên minh giữa Đoàn Thượng và Phạm Du nảy sinh đồng thời.

Tháng 10 năm 1208, vua Lý Cao Tông sai Phạm Du đi cầm quân ở châu Nghệ An. Du chống lệnh. Vua sai Phạm Bỉnh Di điều đội quân ở Đằng Châu đi đánh Phạm Du. Du kéo quân về Cổ Miệt (tức Hồng Châu) hợp nhất với Đoàn Thượng, Đoàn Chủ đánh Đằng Châu phản đối triều đình. Bỉnh Di bị thua.Tháng 2 năm 1209, Bỉnh Di lại đem binh ở Đằng Châu, Khoái Châu đi đánh Du. Phạm Du thua trận chạy trốn; gia sản của Du bị tịch biên, đốt cháy hết.Tháng 3 năm 1209, Phạm Bỉnh Di đánh Đoàn Thượng và Đoàn Chủ tại Vệ Kiều. Đoàn Thượng thua trận, Đoàn Chủ bị vây hãm giữa bùn lầy, rồi bị tướng Hà Văn Lôi đâm chết.

Tháng 4 năm 1209, “Thái tử Sảm cùng mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái chạy về Hải Ấp, Thái Bình, được thủ lĩnh địa phương là Trần Lý và Tô Trung Từ lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương. Thấy con gái của Trần Lý làTrần Thị Dung có nhan sắc, Lý Sảm bèn lấy làm vợ, nên cha vợ Trần Lý được phong làm Minh Tự, Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vua Lý Cao Tông đang lánh nạn ở Quy Hóa biết tin thái tử Sảm tự ý lập triều đình riêng và phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ, liền sai Phạm Du liên quân với Đoàn Thượng đi đánh dẹp. Trong khi đó, Du hám sắc đẹp,tư thông với công chúa Thiên Cực, lơ là việc triều chính. Khi thuyền của ông đến đón không gặp Du, bèn trở về. Du lên thuyền khác đi gặp họ Đoàn, tới Ma Lãng thì bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt và giết chết.Trần Lý và Tô Trung Từ bèn mang quân đánh về kinh thành dẹp Quách Bốc. Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung.

Tháng 10 năm Canh Ngọ (2010), Lý Cao Tông chết, thái tử Sảm lên ngôi Lý Huệ Tông “trước linh cữu.” Tô Trung Từ trở thành quyền thần trong triều. Sau một loạt biến cố, năm 1211, nhiều đại thần nhà Lý và cả Tô Trung Từ cũng bị giết. Trần Tự Khánh- con chị gái Tô Trung Từ - ở Hải Ấp vội mang quân về kinh, làm lễ an táng cậu Tô Trung Từ. Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi nói với vua Huệ Tông rằng: “Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ việc phế lập.”Huệ Tông nổi giận, cho các đạo quân triều đình đánh Trần Tự Khánh; giáng Nguyên phi Trần Thị Dung xuống làm ngự nữ. Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi dẫn quân về kinh sư. Vua Lý Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng. Đoàn Thượng cất quân đánh anh em họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Lại Linh cùng tướng Khoái Châu là Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn

----------------------

Việt sử lược, Nxb. Văn sử địa, H, 1960

Đường bị bắt. Trần Tự Khánh bị thua, giận dữ phá đê cho nước sông chảy tràn vào các thôn dân, trại, ấp trước khi rút quân. Quân dân Khoái Châu mất niềm tin tưởng họ Trần, liền theo cả về với Đoàn Thượng. Lắng đi một thời gian ngắn, Trần Tự Khánh đánh bại quân họ Đoàn hai trận liền. Đoàn Ma Lôi, đóng ở Đọi Sơn (nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam); kiểm soát cả miền Lý Nhân. Trần Tự Khánh liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự để đối địch với tướng quân Đoàn Thượng. Năm 1213, Đoàn Thượng phối hợp với quân triều đình cự chiến với Trần Tự Khánh. Cánh quân nhà Lý rệu rã thua trận. Cánh quân của Đoàn Thượng do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị Nguyễn Nộn là tướng của Trần Tự Khánh đánh bại. Lý Huệ Tông bỏ chạy lên xứ Lạng. Đoàn Thượng đưa quân rút khỏi kinh đô trở về căn cứ địa Hồng Châu.

Năm 1214, Đoàn Thượng tấn công Nguyễn Nộn đang đóng giữ đất Bắc Giang. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Cùng lúc đó nội bộ phe Trần Tự Khánh xảy ra phiến loạn. Tướng Đỗ Bị ở Cam Giá (nay thuộc thị xã Sơn Tây) nổi lên chống cự, tách khỏi phạm vi thế lực của anh em họ Trần. Nguyễn Nộn ở Bắc Giang sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Trần Tự Khánh, xây dựng một đội quân riêng. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, nên kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Trần Tự Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về đóng quân lại ở Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải gửi niềm tin cậy. Nhiều thế lực cát cứ lần lượt bị TrầnTự Khánh tiêu diệt. Bộ tướng Nguyễn Nộn của Trần Khánh trở gươm giáo phản chủ, cát cứ ở Bắc Giang.

Năm 1216, Lý Huệ Tông cùng với phu nhân lẻn đến bãi Cửu Liên, nơi đóng quân của Trần Tự Khánh nương thân. Trần Tự Khánh bèn phế bỏ vua Lý Nguyên vương, tái lập Lý Huệ Tông lên ngôi. Tháng 5 năm 1217 Đoàn Thượng thấy tình thế không thể đảo ngược, liền qui phục triều đình, được Lý Huệ Tông phong tước vương và vẫn được coi giữ đất Hồng Châu. Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ ra sức thao túng nhà Lý; sắp đặt cháu là Trần Cảnh - con Trần Thừa - lên thay ngôi vua nhà Lý, lập ra nhà Trần. Trần Thủ Độ cho quân đánh Đoàn Thượng, nhưng không thắng, lại phong tước cho ông. Trần Thủ Độ định ngày làm lễ minh thệ ngay với Đoàn Thượng. Đoàn Thượng không đến. Năm 1228, Trần Thủ Độ ngầm giao ước với Nguyễn Nộn hẹn gặp ba bên ở xứ Đồng Đao. Chắc chắn tướng quân Đoàn Thượng không muốn mâu thuẫn nội bộ giữa các thế lực cát cứ kéo dài, không muốn tổn hại xương máu quân dân chịu cảnh “nồi da nấu thịt”; ông sơ xuất cả tin, vô tình y hẹn, đã một mình một ngựa đến xứ Đồng Đao như lời hẹn thì bị mắc mưu. Ở đây, Trần Thủ Độ và Nguyền Nộn đã bài binh bố trận mai phục sẵn. Đoàn Thượng hoàn toàn bị động, quân của Nguyễn Nộn chủ động giết Đoàn Thượng. Hành động anh dũng hy sinh vì sự an lành cho nhân dân của tướng quân Đoàn Thượng đã gây xúc động mạnh mẽ đến lương tri thời đại, khiến cho hầu hết mọi người đều nể phục, thương tiếc và tưởng niệm tôn vinh. Kể cả phe phái đối lập đương thời cũng không ai dám hé miệng chê bai.

Sách Việt điện u linh - tập tục toàn biên(1) của Lý Tế Xuyên chép rằng, Đoàn Thượng là một trung thần của nhà Lý - Anh liệt Chinh khí quân. Chẳng những người đương thời nể phục; sau khi ông mất các triều đại nhà Trần, Lê, Nguyễn nối nghiệp nước, vẫn có sắc phong Đoàn Thượng là Đông Hải Đại Vương - thần thượng đẳng. Hiện có 275 đình làng xã ở khắp trong làng, xã các tỉnh nay thuộc đồng bằng Bắc Bộ lập đền thờ. Đền thờ đức thánh Đông Hải Đại Vương lớn nhất nay vẫn còn được bảo trì, tu bổ ở thôn Đoàn Thượng, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương quê ông.

Đặc biệt, ở thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên - nơi Đoàn Thượng “hóa thân về trời” - có đền thờ ông khá cổ kính, nghiêm trang ngay cạnh một hồ nước trong xanh, tạo cảnh sơn thủy hữu tình khá đậm màu sắc phong thủy của người Việt. Khẩu ngữ dân gian lan truyền trong truyền thuyết tín ngưỡng thờ đức thánh Ông Hoàng Cả – cách gọi kiêng húy tên thần Đông Hải Đại Vương. Như vậy, tướng quân Đoàn Thượng mất đi đã hóa thành vị nhân thần thứ nhất trong mười vị Quan Hoàng tự giác nhập hồn vào hệ thống thần thờ của đạo Mẫu ngay từ khi loại hình tôn giáo bản địa của người Việt còn đang trên giữa chặng đường hình thành và phát triển.(2)

Những tư liệu nghiên cứu gần đây của dòng họ Đoàn về Đoàn Thượng, có một đề xuất cần lưu ý:

Ngày sinh của Đoàn Thượng – linh thần Đông Hải Đại Vương - theo thần phả của một số đình miếu thờ ở địa phương thì có hai ngày; ngày 12 tháng 8 và ngày 10 tháng Giêng, rất khó khẳng định với những tư liệu sở tại. Theo Văn tế Đoàn Thượng tại lễ hội làng Đinh, (nay thuộc xã Đinh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Nam) “nơi con trai Ngài là Đông Xung Đại Vương Đoàn Văn lập đền thờ” thì ngày sinh của Đông Hải đại vương là ngày10 tháng Giêng âm lịch. Và “ngày 12 tháng 8

------------------------

(1) Ngọc Hồ-Nhất Tâm, Việt điện u linh - tập tục toàn biên, Nxb. Cửu Long, 1992

(2) Trương Sỹ Hùng, Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á, Nxb. Thanh niên, H, 2003

là húy nhật đức Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương (…) trùng khớp với Văn tế đức Đoàn Thượng tại làng Phúc Lâm (nay thuộc thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Tín, Hà Nội) do đại đức Thích Chánh Thuần dựa vào bản chữ Hán, biên soạn lại.

Cuối thời Lý, cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng phù thịnh hay phù suy diễn ra khá quyết liệt. Diễn biến tinh thần giữa các thế lực phe phái cần phải ra tay giúp nhà Lý khôi phục ngai vàng hoặc hướng tới gây dựng thanh thế cho họ Trần dẹp loạn. Khi nhà Lý đã và đang lao xuống vực thẳm của sự đổ nát, thì Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn không còn là hai vị tướng tài cùng một chiến tuyến nữa. Hình như thái độ lững lờ của Nguyễn Nộn nửa như muốn đoạt quyền mọi thế lực kể cả nhà Lý để xưng vua cát cứ, nhưng chưa bộc lộ cụ thể.

Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ (範廷琥, 1768 - 1839) - Nguyễn Án (阮案, 1770 - 1815) viết: “Tướng quân Đoàn Thượng, người làng Hồng Thị, huyện Trường Tân. Đời Lý Huệ Tông vâng mệnh đi dẹp giặc và trấn ở Hồng Châu. Nhà Lý mất, Đoàn chiếm giữ riêng một châu ấy. Quan thái sư nhà Trần là Thủ Độ bề ngoài giả vờ giảng hòa, nhưng ngầm truyền lệnh cho Hoài đạo hiếu Vũ Vương Nguyễn Nộn đem trọng binh đánh úp.

Hai bên đương đánh nhau say sưa, quân Trần lại tự miền Văn Giang đón đánh phía trước. Tướng quân bỏ Nộn quay về chống với phía tây, bị nhát thương ở cổ gần đứt, phải cởi đai lưng buộc lấy, tức hầm hầm, chạy về phía đông. Đến làng An Nhân có một ông già, đội mũ thắt đai, chắp tay đứng bên đường mà nói:

Tướng quân là bậc người trung liệt, Thượng đế đã cất dùng đấy.

Lại chỉ một cái gò làng bên mà nói:

Đấy là nơi huyết thực của ngài, xin đừng bỏ qua.

Tướng quân vâng nhời. Đến chỗ ấy, xuống ngựa, gối giáo mà nằm. Liền có mối đùn đất lấp lên. Dân cư tạc tượng lập miếu lên thờ. Đến sau đê sông Nhị vỡ, nước xói đổ miếu. Khi nước xuống tượng dạt đến làng An Nhân. Làng An Nhân bèn dựng miếu mới để thờ. Miếu dựa sông An Nhân, trước mặt trông ra con đường cái chính đi thông hai tỉnh đông bắc, uy linh hiển hách, người buôn bán qua đường rất là sợ hãi. Một hôm người coi miếu ấy bỗng ngã lăn ra đất lúc lâu, rồi vùng dậy ngồi lên ghế cao, gọi những kỳ cựu trong làng ra bảo rằng:

- Ngày mai phải quyét dọn sạch sẽ vì có đức vua đến thăm cảnh. Người nào mặc áo đen và đi chân không là chính đúng đấy, phải chờ đón.

Mọi người dạ dạ theo nhời. Hôm sau ai nấy mũ áo chững chạc đợi ở dưới đền. Mãi chiều tối, vẫn chưa thấy gì; mỏi mệt đã toan giải tán.Chợt bờ bên kia sông có một vị sư, mình mặc chiếc áo lục thù, đằng sau có một tên tiểu đồng theo hầu, đi ngang qua cầu, đến trước cửa đền ngồi nghỉ. Mọi người đốt hương sụp lạy. Nhà sư lấy làm lạ, hỏi. Ai nấy đem lời thần tâu lại. Nguyên bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con, tự xưng là Điều Ngự đại sĩ, xuất gia tu ở chùa Yên Tử, bên mình mang một cái lọ, một cái bát, thường đi lại trong các xóm làng, nhiều khi cũng chả ai biết nữa. Tối hôm ấy, dừng bước ở làng An Nhân, nghe câu chuyện thần nhân báo trước, ngài lấy làm thích, bèn ngủ trọ ở đấy một đêm, ngài giảng bảo thần nhân về lẽ nhân quả, khuyên nên thể theo đức hiếu sinh của giời, đừng nên làm tai vạ cho những người qua lại. Sớm hôm sau, ngài dậy sớm, trở về kinh sư. Đến tối, bỗng một cơn mưa to gió lớn nổi lên, rồi thần tọa quay mặt về đông, từ đấy những người đi qua đường không còn bị tai nạn gì nữa. Lịch triều phong tặng là là thượng đẳng thần. Lũy cũ Trường Tân đến nay vẫn còn.” (1)

Kể từ khi sách Tang thương ngẫu lục khắc in năm 1896, ngược lên thêm gần 100 năm lưu hành ở dạng chép tay nữa là khoảng gần năm 1800; đến trước năm 1875, khi quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn Đại Nam nhất thống chí, những ghi chép về Đoàn Thượng và những di tích lịch sử văn hóa thời Lý – Trần đã có những đổi thay khó nhận biết cho người đời sau. Mục Đền miếu – quyển XVII- tỉnh Hải Dương chép: “Đền thần Đông Hải ở xã Yên Nhân, huyện Đường Hào. Thần họ Đoàn, tên là Thượng, người xã Xuân Độ, huyện Gia Lộc. Nhà Lý suy yếu bị nhà Trần ức hiếp, Đoàn Thượng giữ nghĩa lớn không thuần phục nhà Trần, đắp lũy Yên Nhân ở Hồng Châu, đánh nhau với nhà Trần bị chết trận, người địa phương lập đền thờ. Ở xã Bái Giang, huyện Cẩm Giàng và xã Đông Am, huyện Vĩnh Bảo cũng có đền thờ. Tương truyền Đoàn Thượng cùng Nguyễn Nộn - người xã Phù Đổng, Bắc Ninh lúc ấy chiếm cứ Bắc Giang, đánh nhau ở xứ Đồng Đao- nay thuộc xã Yên Nhân và Yên Phú, tỉnh Bắc Ninh cùng là một tổng, trước gọi là tổng Yên Bần, Đoàn Thượng bị thua, vừa đi vừa chạy, gặp một mụ già bảo rằng: “- Nhà ngươi còn -------------------------

(1) Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, Nxb.Văn học, H, 1972

oán hận gì nữa, lòng trung nghĩa của nhà ngươi đã được thượng đế xét thấu rồi, xã này có một cái gò hình rồng, đấy là ngôi đất muôn đời huyết thực, thượng đế cho nhà ngươi đấy.” Đoàn Thượng đến chỗ ấy gối giáo để nằm, được một lát thì mối tha đất đắp kín. Kiến văn tiểu lục của Lê Quí Đôn viết: “Đoàn Thượng thấy họ Trần nắm hết chính quyền, vận nhà Lý sắp mất, bèn chiếm cứ Hồng Châu, nghĩ cách khôi phục nhà Lý. Mấy trăm năm sau, chính khí vẫn nhơn nhơn như sống, thế mà sử nhà Trần chép Đoàn Thượng là bầy tôi bọn ngịch, thì không đúng.”(1)

Sau khi lập kế bài binh bố trận giết được Đoàn Thượng ở đất Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), tưởng như tàn quân Đoàn Thượng không hề có ai biết kẻ giết là ai, Nguyễn Nộn vẫn tỏ ra thương xót “bạn”. Nhân vật Đoàn Văn trong tiểu thuyết Cháy cung Chương Võ của Chu Thiên vẫn tỏ ra tôn trọng, giữ gìn tình cảm giữa Đoàn Thượng với Nguyễn Nộn như xưa. Đoạn văn miêu tả: “Trong lúc đường cùng, bọn quân địch chạy thoát thân, một tên võ bị liều chết xông nhảy vào, ném dao phóng vào vai Đông Hải Đại Vương. Lanh lẹ ngài né tránh ra bên và gạt ngay lưỡi dao lại giết chết tên kia. Một tên khác xông bổ từ sau lưng ngài và phóng luôn một lưỡi dao qua cổ ngài. Một vị võ quan sấn lại chỉ kịp đưa kiếm ngang lưng tên giặc, cái lưỡi dao kia đã trúng đà rồi không tài nào cứu vãn được nữa. Thế là tan một đời anh hùng trung nghĩa. Thủ cấp ngài vẫn còn dính nguyên trên mình, vẫn y nguyên nghiêm chỉnh ngồi trên mình ngựa, phóng về đến mãi thành Bần.Trông thấy Đoàn Văn, con ngựa kêu lên mấy tiếng thảm thiết rồi lồng lên đập đầu vào tường. Ngọc thể Đông Hải Đại Vương rơi xuống. Đoàn Văn ôm chầm lấy thân cha khóc sướt mướt rồi nằm vật ra bất tỉnh nhân sự.”

Sau cái chết của tướng quân Đoàn Thượng, người con hiếu thảo Đoàn Văn không còn nghi ngờ gì nữa, chàng hiểu thấu đáo tình thế đất nước đang lâm nguy, kẻ thù không khoan nhượng trước mắt chính là Nguyễn Nộn đang lấy “vải màn che mắt thánh”, mượn cớ phù nhà Lý dẹp loạn mà chưa hẳn là có tâm “tôi trung” Đoàn Văn nén lại những cảm xúc đau buồn của tang quyến, ra vẻ bằng lòng với “sự chia sẻ nỗi buồn” của Nguyễn Nộn. Và “Khi thấy mọi người lay chàng tỉnh dậy, thì ra

---------------------

(1) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Nxb. KHXH, H, 1969

chàng đã nằm trên giường bên linh cữu của phụ vương, chung quanh có cả Chương Võ, Văn Côi, Hòa Đao, Thịnh Nguyên, cùng các văn võ bách quan của cả triều vua Chương Võ. Thấy chàng tỉnh, ngài yên ủi rồi cười bảo:

- Con nên phấn chí báo thù cha, chứ bắt chước bọn nhi nữ thường tình, khóc lóc thương xót thế sao nên!”

Vua Chương Võ là cái danh tự xưng của Nguyễn Nộn đã thoắt ẩn thoắt hiện theo dư luận dân gian, còn tự nghĩa “phụ vương” do nhà văn Chu Thiên dùng để chỉ Đoàn Thượng là theo tư liệu truyền thuyết sau khi ngài đã qua đời, dân chúng đã tôn vinh Đoàn Thượng là Đông Hải Đại Vương – một vị tướng tài, một vị nhân thần sáng suốt ở mạn đông kinh thành Thăng Long; người có tinh thần yêu nước kiên cường. Nắm bắt toàn bộ diễn biến âm mưu thâm độc của Nguyễn Nộn vừa sát hại cha mình, Đoàn Văn kiên trì nhẫn nại, “vui vẻ” theo Nguyễn Nộn về nội cung Chương Võ sống cùng “kẻ giết người không dao.” Hơn nữa Đoàn Văn còn luôn tỏ ra nhã nhặn, đồng tình với “niềm thương nỗi nhớ bạn cũ” của Nguyễn Nộn. Bề ngoài ai cũng thấy Đoàn Văn dường như không biết chút nào về nỗi khuất tất trong cái chết của Đoàn Thượng. Bỏ qua những cuộc đối chất vô bổ, Đoàn Văn cứ “lầm lũi”tuân thủ mọi lời dạy bảo cặn kẽ của Nguyễn Nộn để thừa cơ hiểu sâu hơn nữa, kỹ hơn nữa. Xác định rõ hơn chính danh kẻ thù, Đoàn Văn dõng dạc nói:

- Theo ý tôi, cơ sở họ Trần đã vững vàng lắm rồi, lòng dân đã bắt đầu theo họ, lòng người đã về tức là lòng trời đã về, vận nhà Lý thế là hết. Gia dĩ cha tôi và bác tôi đều chết không được như ý, dân gian đã không còn mấu cớ mà tin theo nữa, tôi tưởng tài giỏi đến đâu cũng khó lòng mà xoay xở lại nổi cơ đồ, chẳng qua chỉ làm tàn dân hại vật! Vậy tôi muốn ngay bây giờ, binh lính người ngoài chưa ai biết mọi việc vừa xảy ra, tôi xin anh em phóng lửa hỏa táng hai kẻ bại trận nằm trên giường kia, rồi nhân thể phóng đốt cả cung điện dinh trại làm như một cuộc hỏa tai, không ai ngờ gì nữa! Và “Thế nào họ Trần rồi cũng thắng, nên tôi dốc trí báo thù. Tôi ngờ ngay từ đầu, rồi sang bên này mấy hôm là tôi nhận rõ cả tâm địa của họ. Nên tôi phải thân thiết với họ, giết hại những kẻ đưa đón với mình thì họ mới tin than mình, mới có ngày được dễ dàng như thế này chứ!”(1)

--------------------

(1) Chu Thiên, Cháy cung Chương Võ, Nxb…….

Những trang tiểu thuyết lịch sử, do một nhà nghiên cứu lịch sử viết, có lẽ ông cũng lấy căn cứ có độ tin cậy nhất định. Dĩ nhiên do yêu cầu sáng tạo của văn học nghệ thuật, khi nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp Đoàn Thượng cần thận trọng suy xét tư liệu đã được tái tại bằng hình tượng văn học.

Đúng là người chí khí anh hùng cái thế, có dũng lược, có tài năng thường có nguồn zen từ tổ tiên truyền lại. Ngày nay, nhân dân khu vực đồng bằng Bắc Bộ vẫn một niềm tin vào sự linh ứng bởi thần thái phi thường, sống anh dũng, chết vẻ vang của tướng quân Đoàn Thượng. Di duệ của dòng họ vẫn sản sinh những danh nhân tiêu biểu cho đất nước qua các thời kỳ lịch sử.Mỗi chặng đường lịch sử qua đi, năm mỗi năm một xa hơn, thần tích được lưu thành văn bản, di tích thường bị hư nát, cần có sự quan tâm gìn giữ, tu bổ của các thế hệ đương đại. Địa chí Hải Dương có ghi:”Đến nay, tại các huyện Cẩm Giàng, Gia Lộc, Thanh Hà có trên 10 di tích thờ tướng Đoàn Thượng.”(1)

Việc thống kê trên đây về di tích thờ Đoàn Thượng mới chỉ dừng lại trong phạm vi tỉnh Hải Dương hiện tại, và rất có thể nhiều điểm thờ Đoàn Thượng khác đã bị hư hại do thiên tai địch họa, dân sở tại không có điều kiện phục chế, lâu dần bị mất dấu vết. Bằng chứng là sách Hải Dương phong vật chí (1811) đã viết cụ thể: “Thượng chuyên oai làm phúc, bị triều đình hặc tội, bèn quay về Hồng Châu đắp thành để cố thủ. Khi Trần Thái Tông lấy được cơ nghiệp nhà Lý, hẹn phong tước vương cho ông, định ngày làm lễ minhy thệ. Nhưng Thượng không chịu hàng. Về sau đánh nhau với Nguyễn Nộn bị chết trận, hiển linh ở đền An Nhân, huyện Đường Hào(naythuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) Hai bên bờ sông các xã Xuân Độ, Du Định, huyện Gia Lộc – xưa gọi là Trường Tân – nguyên chú của bản chữ Hán, cũng lập đền thờ. Truyền rằng có 72 ngôi đền thờ ông, các triều đều có phong sắc, gặp năm hạn hán cầu đảo, phần nhiều thường linh ứng.”(2) Hơn nữa, nhiều đền thờ Đông Hải Đại Vương còn được các cộng đồng di dân tự do hoặc theo chỉ lệnh của các triều đại phong kiến, tiếp tục xây dựng ở các miền quê mới định cư từ thế kỷ XIII đến những năm đầu thế kỷ XX. Ở Thái Bình dường như

------------------------

(1) Viện nghiên cứu Hán Nôm, Địa phương chí tỉnh Hưng Yên qua tài liệu Hán Nôm, Nxb. KHXH, H, 2009

hàng loạt các miền quê ven sông Hồng hay gần biển đều có lập đền thờ Đông Hải Đại Vương như vị thần hộ mệnh.Chắc chắn là những lớp người di dân trong lịch sử đã mang theo tín ngưỡng ở quê gốc về đây qua nhiều thế kỹ trước năm 1945.

Địa chí Hà Nam (2005) viết: “Tương truyền, làng Đinh là nơi mà Đoàn Thượng đại vương đến tìm thầy học và cũng là quê vợ của ông. Khi ông mất, con trai ông là Đoàn Văn cùng nhân dân Đinh Xá lập đền thờ. Hàng năm, cứ vào ngày sinh của Đông Hải đại vương Đoàn Thượng (10 tháng Giêng âm lịch), làng Đinh lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ bậc trung thần. Lễ hội được tổ chức từ ngày 9 – 12 tháng Giêng âm lịch. Ngoài tế lễ, dâng hương, lễ hội làng Đinh còn có lễ rước nước và lễ khai độc.

Cứ ba năm một lần, làng Đinh và làng Thủy Cơ (thuộc xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên) lại tổ chức lễ rước nước để tưởng niệm vị Đông Hải đại vương và thể hiện mối giao hảo giữa hai làng. Thủy Cơ là một làng chài chuyên nghề sông nước. Làng Đinh đã dành một khu đất cho làng Thủy Cơ để một khi có người qua đời thì mai táng ở đó. Do đó, hai làng có mối quan hệ rất thân thiết. Khi vào lễ hội, làng Thủy Cơ cung cấp năm chiếc thuyền lớn để đi rước nước.

Ngày 9, đình Đinh mở cửa, dân hai làng vào lễ thánh, sau đó rước kiệu, cờ, bát biểu, chiêng trống. Đội bát âm cùng đội bơi chải xuống thuyền. Trên thuyền có hai chóe sành được mang theo để đựng nước. Đoàn thuyền bơi đến ngã ba sông Móng, bơi dạo rước ba vòng, sau đó lấy nước đựng vào chóe, dâng lên kiệu rồi bơi thuyền trở về đình. Chóe nước được đưa vào đình để hôm sau tế lễ. Đội hình tế là tế nam, có chủ tế, xướng tế và bồi tế. Khi tế, đội hình tiến từ sân đình qua tiền đường, vào hậu cung. Trong khi tế, ngoài sân đình có múa rồng, sư tử, đánh gậy, thổi cơm thi, bắt chạch, trên sông Châu thì tổ chức bơi chải.

Hàng năm cũng vào dịp lễ hội mùng 10 tháng Giêng, ở đình có tổ chức lễ khai đọc (lấy sắc phong ra đọc dịp dầu năm mới) do hàng xã chủ trì. Chủ tế là chánh tiên chỉ, các tiên chỉ làng là bồi tế.

Trước khi vào ngày lẽ, tối mùng 9 có rước sắc từ nhà tiên chỉ ra đình rồi làm lễ khai độc.Ngày 10, tổ chức rước hành ngơi (đi chơi trên đường) có kiệu, có cờ quạt, bát biểu…Ngày 11, sau khi tế tạ xong, rước lộ nhang sắc và các sắc phong về nhà tiên chỉ, đóng cửa đình.

Đối ngạn sông Hồng đoạn chảy qua hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam, Nam Định cũng còn nhiều dấu tích tương tự thờ Đoàn Thượng. Chẳng hạn, đền Hoành Đông ở khu I, thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, tọa lạc trên một khu đất rộng cạnh tỉnh lộ 489, thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng; “ Ông mất vào tháng Chạp năm Mậu Tý”nhân dân trong vùng đã lập đền thờ.

Tài liệu sưu tầm tại đây cho biết, “vào khoảng năm 1680 các vị tổ của các dòng họ Phan, Trần, Nguyễn, Phạm từ làng Đông Gốm, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương đưa con cháu về vùng đồng bằng ven biển trấn Sơn Nam Hạ để khai phá vùng đất bồi. Khi làng mạc đã hình thành, cuộc sống đã đi vào ổn định, các vị khai tổ đặt tên làng là Hoành Đông; trước đây còn có tên gọi khác là Hoành Nhất, bởi có lục hoành của huyện Giao Thủy: Hoành Nhất, Hoành Nhị, Hoành Tam, Hoành Tứ, Hoành Nha, Hoành Lộ thuộc phủ Thiên Trường xưa. Nội dung hai đạo sắc phong còn lưu giữ tại đền, có niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) và Cảnh Thịnh năm thứ nhất (1793). Đặc biệt bản thần phả đền Hoành Nhị viết năm Vĩnh Hựu thứ hai (1736) có thông tin “năm Hoằng Định thứ 12 (1612) quan tri phủ Thiên Trường là Ngô Văn Phúc, đã hướng dẫn việc đo đất kê khai lập nên làng xã, trang Hoành Nhất đã được hình thành và phát triền từ thời Hậu Lê.

Đền Hoành Đông xây dựng kiểu chữ Đinh (=丁); quay hướng Đông Nam. Phía trước cửa là nghi môn gồm ba cửa, chính giữa là cửa lớn xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, hai bên xây cử nhỏ hơn, cân đối vào phải ra trái, theo kiểu cổ đẳng. Ba gian tiền đường, ba gian trung đường, một gian hậu cung. Hai đầu hồi kiểu bít đốc tạo bờ bảng, đường gờ nóc đắp họa tiết “lưỡng long chầu nguyệt” , bộc lộ phong cách thời Nguyễn. Bộ khung tiền đường thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường trốn cột, nối từ cột cái đến cột hiên là hệ thống xà đinh gia công dạng xà má chai truyền thống. Nghệ thuật trang trí tập trung ở gian giữa với đề tài hoa lá cách điệu và tứ linh. Ba gian trung đường xây dựng theo kiểu “tứ trụ mê cốn”. Khung nhà gồm hai cột cái nằm chính giữa hai cột quân nằm đối trọng hai bên. Bộ vì kèo làm theo nối “mê cốn ” xuyên suốt ba gian trung đường, mỗi gian lại được chia thành ba khuôn cửa: một cửa giữa và hai cửa bên. Trên mỗi khuôn cửa có chạm lõng bong kênh đề tài “lưỡng long chầu nguyệt”. Tòa hậu cung một gian nối tiếp với trung đường qua khung gỗ của vách thuận. Khám thờ và bài vị thần Đông Hải Đại Vương đặt chính giữa ban thờ. Bên phải có bài vị thờ thần Cao Sơn bên

trái có khám và tượng thờ Đại Hải Đại Vương.Thế là ở miền biển Nam Định có một điểm thờ Đoàn Thượng từ cuối thế kỷ XVII, và lien tục được cư dân ở đây bảo quản, tu bổ khá chu đáo nên còn gần như nguyên vẹn. Tiếc thay mấy xã ven biển , ven sông Hồng ở Thái Bình cũng đã từng có đền thờ Đoàn Thượng tọa lạc, cụ thể như ở xã Nam Hà, huyện Tiền Hải bị xóa luôn cả móng đền mới chỉ cách nay gần 20 năm.

Muốn giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước, trước hết phải coi trọng vốn cổ văn hóa. Di dưỡng và tu bổ di tích lịch sử luôn luôn là nhiệm vụ cấp bách và thiết yếu. Nhân có dịp tham gia bàn luận việc họ; nguyên phó chủ tịch hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đoàn Duy Thành đã tổng kết: “ Cao tổ -

---------------------

(1) Địa chí Hải Dương, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2008

Đoàn Văn Khâm, sinh ra thời nhà Lý đang thịnh trị, quê chính của Người ở xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Sau một trận lũ lụt lớn, gia đình phải di chuyển sang đất Thái Bình một thời gian, rồi lại chuyển về đất Hải Dương, nhưng Người và gia đình không về chốn cũ ở huyện Kim Thành mà về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và định cư ở xã Đoàn Thượng ngày nay. Người dự khoa thi nho học đàu tiên của nước Việt Nam, triều Lý. Khoa thi này được gọi là khoa thi Minh Kinh Bác Học (tương đương tiến sỹ sau này) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám; được bổ nhiệm là thượng thư bộ công năm 1075, triều Lý Nhân Tông (1072-1127), tương đương Bộ trưởng bây giờ.

(…) Cháu đời thứ 5 của cao tổ Đoàn Văn Khâm là Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng. Người đã có công lớn trong buổi giao thời giữa nhà Lý và nhà Trần. Trong lúc thế sự nhiễu nhương không ổn định, Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng trung thành với nhà Lý. Chiếm giữ đất Hồng Châu 21 năm gồm Hải Dương, Hưng

Yên, Hải Phòng và một phần Quảng Ninh và Hà Nội ngày nay. Sau khi Đoàn Thượng qua đời ông được nhân dân đất Hồng Châu rất quý trọng và tôn kính lập đền thờ ở nhiều nơi. Trải các vương triều Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn ông đều được phong là thánh hiển linh.

Và: “Tất cả, tất cả! Sự đóng góp của con cháu họ Đoàn từ khi lập nước đến nay đã làm rạng rỡ dòng tộc họ Đoàn và góp phần làm vẻ vang cho Tổ quốc Việt Nam.”

Ngày 11-11- Ất Mùi

(dương lịch 21-12-2015)

Sao lục chi tiết và chuẩn xác theo trật tự hệ thống ngôi thứ họ tộc toàn bộ 2 thời kỳ (Lê Tiên – Đoàn Hậu)

Số thứ tự xếp theo các thế hệ (các đời)

Cụ Lê Phúc Lâm (là thủy tổ sinh ra giống nòi)
Cụ Lê Phúc Tâm (con trai cụ thủy tổ)
Cụ Lê Thuận Nghĩa (con trai cụ Lê Phúc Lâm)
Cụ Lê Phúc Thịnh (con trai cụ Lê Thuận Nghĩa)

(vì đời đã quá xa cho nên sự tích của cụ thủy tổ và 3 cụ cao tổ gia sử của họ tộc chỉ ghi lại đến đây)

Cụ Lê Công Nẫm (con trai cụ Lê Phúc Thịnh). Cụ Nẫm là quan đại thần nhà Lê, biển danh “Lê Thần”. Cụ bà là “Từ quý phu nhân” sinh ra 1 con trai và 1 con gái.
Cụ Lê Công Vị là con trai cụ Lê Công Nẫm, là quan to của triều đình nhà Lê. Em gái cụ Lê Công Vị gia sử ghi lại “sắc đẹp như thần tiên” không ghi tên và thân thế sự nghiệp. Cụ Công Vị làm quan to, đức độ lớn, thọ 89 tuổi. Đời vợ thứ nhất của cụ sinh ra con gái sắc đẹp như hoa, đời vợ thứ 2 sinh ra con trai là cụ Lê Công Trọng (Cụ Trọng bị thất lạc mất tích ở miền phương xa). Đời vợ thứ 3 cụ Công Vị sinh thành được cụ Đoàn Doãn Nghi và 1 con gái “đẹp như hoa” là cụ Đoàn Thị Quỳnh.

Cụ Đoàn Doãn Nghi là tiến sỹ thủ khoa, không ra làm quan. Vì phải tránh sự đối kháng của chúa Trịnh nên cụ Đoàn Doãn Nghi đổi sang họ Đoàn từ đấy. Chính nhờ công đức này của cụ cho nên dòng tộc mới tồn tại tới ngày nay

Cụ cao tổ Đoàn Doãn Nghi nối đời thứ 7. Từ đây toàn tộc theo họ Đoàn.
Cụ tổ Đoàn Doãn Sỹ (con đời vợ thứ nhất của cụ Đoàn Doãn Nghi làm quan huyện ở Nghệ An.) Đến đời vợ thứ 2 cụ cao tổ Đoàn Doãn Nghi sinh tiếp ra cụ Đoàn Doãn Luân là tiến sỹ học giả thiên tài, nổi danh đất nước. Tiếp theo cụ Đoàn Doãn Nghi sinh ra con gái là cụ Đoàn Thị Điểm được triều đình phong biển danh “ Hồng Hà nữ sỹ”
Cụ tổ Đoàn Doãn Y “là con trai cụ Đoàn Doãn Luân”. Cụ Đoàn Lệnh Khương là chị gái cụ Đoàn Doãn Y, là một danh nhân có tài được sử sách lưu truyền
Cụ tổ Đoàn Doãn Chi (con trai cụ Đoàn Doãn Y)
Cụ tổ Đoàn Doãn Dưỡng (con cả cụ Đoàn Doãn Chi), cụ tổ Đoàn Doãn Sính (con trai thứ hai của cụ Đoàn Đoãn Chi). Cụ tổ Đoàn Kim Thanh con trai thứ 3 của cụ Đoàn Doãn Chi. Cụ Đoàn Thị Tặng con gái cụ Đoàn Doãn Chi
Cụ tổ Đoàn Doãn Chinh (con trai cả của cụ Đoàn Doãn Dưỡng)

Các cụ là con của cụ tổ Đoàn Doãn Sính:

Cụ Đoàn Doãn Bài
Cụ Đoàn Kim Phụng
Cụ Đoàn Doãn Tiến (cụ là Ngũ trưởng vệ binh trấn thủ Hà Thành, mộ phần tại quê nhà), cụ sinh được con trai Đoàn Doãn Chế và con gái Đoàn Thị Tộ
Cụ Đoàn Thị Minh

- Cụ Đoàn Doãn Năng sinh được:

Cụ Đoàn Doãn Chữ

Cụ Đoàn Doãn Kinh

Cụ Đoàn Doãn Thuẫn

Cụ Đoàn Doãn An

Cụ Đoàn Doãn Thụy

Cụ Đoàn Thị Tánh

Cụ Đoàn Thị Tứ

Cụ Đoàn Thị Nhung

13. Cụ Đoàn Doãn Chế, cụ Đoàn Thị Tộ

(con trai và con gái cụ Đoàn Doãn Tiến)

14. Cụ Đoàn Xuân Mai (con trai cụ Đoàn Doãn Chế)

Hai cụ bà là Nguyễn Thị Hoa Nương, Nguyễn Thị Phòng.

Cụ có người con trai là Đoàn Xuân Bách (tên hoạt động là Đoàn Thế Hùng) là cán bộ Quân đội ND Việt Nam nổi tiếng toàn quân, có tên trong sử sách.

* Dòng họ tiếp tục đến hiện nay là đời thứ 17.

Trương Sĩ Hùng - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/nhan-than-doan-thuong-thoi-ly--tran-voi-nhung-de-nghi-bao-ve-va-tu-bo-di-tich-63144