Nhan sắc đẹp mê lòng người của nữ quân nhân thiết giáp Nga

Nhân Quốc tế phụ nữ 8/3, truyền thông Nga đã dành không ít lời ca ngợi, tán dương cho lực lượng nữ quân nhân trong binh chủng tăng thiết giáp của quân đội nước này.

Truyền thông Nga vừa dành không ít lời ca ngợi lực lượng nữ quân nhân thiết giáp trong quân đội nước này, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Truyền thông Nga vừa dành không ít lời ca ngợi lực lượng nữ quân nhân thiết giáp trong quân đội nước này, nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Đây đều là những chiếc xe tăng chủ lực T-80U thuộc biên chế của Sư đoàn cận vệ xe tăng số 4 Kantemirovskaya.

Sư đoàn Cận vệ Xe tăng số 4 là một trong những đơn vị nòng cốt của Quân khi miền Tây. Sư đoàn này cùng đại bản doanh của Quân khu miền Tây đều đặt ở Naro-Fominsk, 70 km về hướng Tây Nam Moscow.

Điểm đặc biệt của sư đoàn cận vệ xe tăng này đó là sự xuất hiện của rất nhiều nữ quân nhân.

Liên Xô trước đây được coi là quốc gia đi đầu trong việc bình đẳng giới - nhất là trong lĩnh vực quân sự. Nhiều nữ quân nhân Liên Xô đã từng đóng góp to lớn cho cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong quá khứ.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quân sự công bố năm 2018, biên chế của Sư đoàn cận vệ xe tăng số 4 bao gồm: Đơn vị chỉ huy sư đoàn đứng đầu, kèm theo đó là nhiều tiểu đoàn, trung đoàn trực thuộc.

Trong đó, cấp tiểu đoàn bao gồm tiểu đoàn trinh sát 137, tiểu đoàn quân y 165, tiểu đoàn liên lạc 413, tiểu đoàn công binh 330 và tiểu đoàn vận tải hậu cần 1088.

Các trung đoàn chiến đấu trực thuộc bao gồm: Trung đoàn xe tăng cận vệ số 12, trung đoàn xe tăng cận vệ số 13, trung đoàn bộ binh cơ giới 423, trung đoàn pháo tự hành 275 và trung đoàn tên lửa phòng không 538.

Trong biên chế của Sư đoàn Cận vệ Xe tăng số 4, đông đảo nhất là các xe tăng T-80U - phiên bản cuối cùng của dòng xe tăng T-80 được ra đời từ thời Liên Xô.

Đây cũng là loại xe tăng chủ lực duy nhất mà sư đoàn này đang sử dụng trong biên chế. Việc chỉ sử dụng một loại xe tăng sẽ giúp giảm tối đa gánh nặng cho các đơn vị hậu cần.

Ngoài ra, sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 còn có biên chế 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, 130 khẩu pháo tự hành bao gồm hai loại 2S3 Akatsiya và 2S19 Msta; cùng với 12 dàn pháo phản lực phóng loạt BM-21.

Được thành lập từ năm 1942, Sư đoàn Cận vệ xe tăng số 4 đã nhận Huân chương Lenin và Huân Chương Cờ đỏ - hai huân chương cao quý nhất của Hồng quân Liên Xô trong quá khứ. Nguồn ảnh: BMDP.

Cận cảnh dàn xe tăng T-80U Hàn Quốc "siết nợ" Nga trong quá khứ. Nguồn: Ridereye.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhan-sac-dep-me-long-nguoi-cua-nu-quan-nhan-thiet-giap-nga-1508433.html