Nhận diện 7 dấu hiệu trên móng tay của bé báo hiệu bệnh nguy hiểm

Móng tay của trẻ tuy là một bộ phận nhỏ bé nhưng nó lại có thể nói lên tình trạng sức khỏe vô cùng chuẩn xác. Bạn hãy xem và cân nhắc nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe nếu móng tay của bé có một số dấu hiệu sau đây.

1. Móng có phần sáng, phần tối: Nếu móng có phần sáng phần tối và thường phần đầu móng thâm đen, đáy móng sẽ đục đồng màu. Như vậy, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Ảnh: MarryBaby.vn.

Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo đầy đủ trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Tăng cường các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá chép. Ảnh: youtube.com.

2. Móng nhiều đường kẻ sọc: Nếu mẹ để ý thấy móng của trẻ có một số đường kẻ sọc mảnh, màu sáng đều từ đáy móng tới đầu ngón tay nghĩa là trẻ đang bị thiếu vi chất là sắt và kẽm. Ảnh: ViCare.vn.

Nguồn sắt lý tưởng cho trẻ là tôm, mực, nấm hoặc mẹ có thể kết hợp trái cây giàu vitamin C với thực phẩm chứa sắt, nhờ vậy sắt sẽ hấp thu tốt hơn vào cơ thể trẻ. Ảnh: phunutoday.vn.

3. Móng tay bị xước măng rô: Xước măng rô là biểu hiện rõ nhất của tình trạng thiếu Vitamin C và acid folic. Ngoài ra, các bệnh về da như: viêm da, nấm da, bệnh eczema,… cũng là thủ phạm gây ra tình trạng xước măng rô. Ảnh: camnangsuckhoe.net.vn.

Để bổ sung vitamin C cho bé, cha mẹ nên tăng cường cung cấp những thức ăn như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây…Còn các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, hạt nảy mầm (giá đỗ, rau mầm…) là những thực phẩm giàu acid folic. Ảnh: amthuckheotay.vn.

4. Móng mềm, dễ gãy: Biểu hiện này cho thấy trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D. Vì vậy, mẹ thấy trẻ rất dễ bị gãy đầu móng tay, dễ uốn cong móng, móng trông rất mỏng. Ảnh: mayduavongts.com.

Thay đổi khẩu phần ăn cũng là cách hay nhất để giúp móng khỏe trở lại và tăng sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng trái cây, các loại rau xanh đậm, lá mềm, ít gân. Mẹ cũng lưu ý, nên nấu canh cho trẻ ăn thay vì xào vì xào sẽ khiến thực phẩm mất chất và trẻ khó hấp thu vi chất. Ảnh: khoe360.tienphong.vn.

Để cung cấp đầy đủ vitamin D nên cho trẻ tắm nắng hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, rau xanh. Ảnh: dinhduongonline.vn.

5. Móng tay bé bị lõm vào ở giữa: Móng tay bé bị lõm ở giữa, có hình dạng giống như chiếc muỗng là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt. Ngoài ra, khi cơ thể bé đang gặp các vấn đề về thận, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc cơ xương cũng sẽ gây ra tình trạng lõm móng tay ở các bé. Ảnh: khoeplus.org.vn.

Với hiện tượng này, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có kết luận chính xác và hướng điều trị phù hợp. Ảnh: Alobacsi.com.

6. Có vệt trắng trên móng: Trên móng bé xuất hiện một số vệt trắng có thể hằn sâu và móng. Điều này chứng tỏ bé đã bị thiếu hụt chất lâu dài, phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy. Chất bé đang thiếu hụt là đạm, kẽm hoặc vitamin B12, omega3. Ảnh: gpcare.vn.

Lời khuyên cho mẹ lúc này là thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn của trẻ như cá, trứng, thịt. Đồng thời mẹ đừng quên thực phẩm giàu omega3 hay kẽm như cá hồi, cá thu, cá chép, nấm, tôm, mực, đậu đen, rau xanh có viền lá dày, gân nhiều. Ảnh: tuoitre.vn.

7. Móng tay bé có màu đỏ hoặc màu hồng bất thường: Màu đỏ xuất hiện trên móng tay là “tín hiệu thông báo” rằng bé yêu của bạn đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là nguyên nhân của bệnh thiếu máu. Vì vậy, khi móng tay của bé đột nhiên xuất hiện màu đỏ hay màu hồng khác với màu móng tự nhiên thì cha mẹ nên cẩn thận. Ảnh: dinhduong5sao.vn.

Để phòng tránh cho bé, bạn nên tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, thịt bò, nho khô và các loại thực phẩm khác. Ảnh: racyja.com.

Pha Lê (tổng hợp)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/me-be/nhan-dien-7-dau-hieu-tren-mong-tay-cua-be-bao-hieu-benh-nguy-hiem-792061.html