Nhân bản thành công chuột đông lạnh, quái vật tiền sử sắp hồi sinh?

Chỉ từ tế bào da đông lạnh, các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra những con chuột nhân bản khỏe mạnh đầu tiên. Điều này mở ra hy vọng hồi sinh những động vật từ thời tiền sử.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia Teruhiko Wakayama cùng đồng nghiệp tại Đại học Yamanashi sử dụng các tế bào soma đông khô của động vật để cung cấp vật liệu di truyền cần thiết cho việc nhân bản.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi chuyên gia Teruhiko Wakayama cùng đồng nghiệp tại Đại học Yamanashi sử dụng các tế bào soma đông khô của động vật để cung cấp vật liệu di truyền cần thiết cho việc nhân bản.

Họ lấy mẫu tế bào soma từ chuột và mang chúng đi đông khô - quá trình đông lạnh mẫu, sau đó loại bỏ băng. Cách này cho phép đông lạnh mẫu trong 9 tháng.

Các tế bào chết trong quá trình trên, nhưng nhóm nghiên cứu có thể thực hiện chuyển nhân tế bào soma và phục hồi nhân - bộ phận chứa mọi thông tin di truyền cần thiết để tạo ra phôi nang giai đoạn sớm.

Tiếp theo, họ có thể tạo ra các dòng phôi ổn định từ mẫu vật đông lạnh. Sau khi đưa chúng vào cơ thể chuột cái, những lứa chuột con nhân bản khỏe mạnh chào đời.

Khi đủ tuổi, các con non này tiếp tục giao phối, cho thấy chúng hoàn toàn có khả năng sinh sản. "Chúng tôi nhận thấy các tế bào soma đông lạnh có thể tạo ra các dòng vô tính khỏe mạnh và có khả năng sinh sản" - các tác giả từ Đại học Yamanashi ở Kofu - Nhật Bản giải thích

Tế bào soma là tế bào động vật không phải tế bào tinh trùng và trứng. Một sinh vật có thể cung cấp vô số tế bào soma, điều này tạo nên thuận lợi lớn cho việc nhân bản.

Các tế bào được đem ra thí nghiệm là tế bào da, chi cần bảo quản ở nhiệt độ âm không lớn là -30 độ C, thay vì phải bảo quản âm sâu tận -196 độ C như tế bào tinh trùng.

Quá trình "giải cứu DNA" và tạo ra chuột nhân bản có tỉ lệ thành công là 0,2%-5,4%. Theo các nhà nghiên cứu, việc đông lạnh khô tế bào gây ra nhiều tổn thương DNA hơn so với lưu trữ tế bào bằng các phương pháp hiện đại, tuy nhiên các tính chất kể trên lại giúp việc lưu trữ tế bào dễ dàng hơn nhiều.

Tiến sĩ Alena Pance, một giảng viên di truyền học tại Đại học Hertfordshire, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết khả năng lưu trữ vật liệu di truyền là "cực kỳ quan trọng" nhưng chỉ ra rằng tỷ lệ thành công thấp của nhóm trong việc sản xuất chuột nhân bản.

Các tác giả cũng thừa nhận, làm khô đông lạnh gây ra nhiều tổn thương DNA hơn so với lưu trữ tế bào bằng các phương pháp hiện tại, nhưng đây có thể là một sự đánh đổi để lưu trữ tế bào rẻ hơn.

Sự thành công của nghiên cứu này đã mở ra hy vọng mới cho giấc mơ hồi sinh những quái vật tiền sử đã tuyệt chủng. Vì những mẫu vật được bảo quản trong tự nhiên không thể giữ ở nhiệt độ âm rất sâu mà tế bào tinh trùng hay trứng đòi hỏi.

Trước đó loại tế bào đông lạnh duy nhất tạo ra con non thành công là tế bào tinh trùng, do một nhóm nghiên cứu khác thí nghiệm.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhan-ban-thanh-cong-chuot-dong-lanh-quai-vat-tien-su-sap-hoi-sinh-1721423.html