Nhà sử gia Anh tung bằng chứng chứng minh quái vật Loch Ness tồn tại

Hướng dẫn viên du lịch Ricky D Phillips cho rằng bức ảnh đáng kinh ngạc mà ông mới chụp có thể là bằng chứng chứng minh quái vật Loch Ness thực sự tồn tại.

Bức ảnh sinh vật lạ trên hồ Ness do Ricky D Phillips chụp. Ảnh: Facebook

Bức ảnh sinh vật lạ trên hồ Ness do Ricky D Phillips chụp. Ảnh: Facebook

Ricky D Phillips (39 tuổi), một sử gia quân đội có tiếng của Anh, tác giả của nhiều cuốn sách best-seller mang đề tài chiến tranh đồng thời là một hướng dẫn du lịch, cho rằng bức ảnh đáng kinh ngạc mà ông chụp có thể là bằng chứng chứng minh quái vật Loch Ness thực sự tồn tại.

Ông Ricky D Phillips dẫn đầu một đoàn gồm 8 khách du lịch nước ngoài tới hồ Ness hồi tuần trước. Khi các du khách đi du thuyền vào khoảng 2h chiều, ông Phillips đi bộ dọc theo sông Oich và ông đã chụp được bức ảnh cho thấy một sinh vật mà Phillips nói nó có cái đầu “to bằng quả bóng bầu dục”.

“Đó là một sinh vật màu xám, trông rất giống chim. Cổ của nó dài khoảng hơn 1m và có cái đầu to bằng quả bóng bầu dục và có một đường vân ngang mắt. Khi nhìn thấy sinh vật này tôi đã rất bối rối.

Tôi biết khủng long có nguồn gốc từ các loài chim và nhiều con có môi cứng, gần giống như cái mỏ, nhưng đây đơn giản là những gì tôi thấy. Sinh vật này dường như có một diềm trên cổ, trông rất kỳ quặc", ông Phillips cho biết.

Tính trong năm nay, Phòng Đăng ký Tham quan Quái vật Loch Ness đã 11 lần nhận được hình ảnh ghi lại khoảnh khắc nhìn thấy quái vật huyền thoại này.

Gary Campbell, người giữ sổ đăng ký, cho biết: “Phillips là một hướng dẫn du lịch có trải nghiệm và ông biết khu vực này rất rõ”.

Ricky D Phillips, sử gia quân đội kiêm hướng dẫn du lịch

Quái vật Loch Ness là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và chưa thể xác định được sống ở hồ Ness (Loch Ness), một hồ nước ngọt điểm sâu nhất là 230m, gần thầnh phố Inverness tại Scotland.

Bản ghi chép đầu tiên về người tận mắt chứng kiến quái vật là năm 1802. Đó là người nông dân Anderson, anh trông thấy một con vật rất to, dài chừng 45m, trồi lên mặt nước, hình dáng trông như một con ếch khổng lồ.

Theo thống kê, trong gần năm 40 trở lại đây đã có hơn 3.000 lượt người trông thấy quái vật ở hồ Ness. Điều đặc biệt là mọi mô tả về con quái vật của mỗi người tận mắt chứng kiến đều giống nhau.

Một số giả thuyết cho rằng con "quái vật" sống tại đây thực chất là một con khủng long ăn cỏ cổ dài, bằng cách nào đó đã sống sót qua thời kỳ tuyệt chủng của loài khủng long.

Một số quan điểm khác cho rằng loài vật sống tại hồ Loch Ness là một loài cá da trơn khổng lồ. Tuy nhiên, một số người nhận định không có loài vật bí ẩn nào ở hồ Loch Ness. Những gì được đồn thổi chỉ là những cành cây hay khúc gỗ nổi trên mặt nước.

Mỗi năm, có hàng nghìn du khách khắp nơi trên thế giới tới thăm hồ Loch Ness với hy vọng có thể tận mắt chứng kiến Nessie, sinh vật bí ẩn được cho là sống tại hồ, trồi lên mặt nước như những lời đồn đại hay những tấm hình không rõ thật giả cho thấy.

Hồ Loch Ness nằm tại Scotland, Vương quốc Anh. Ảnh: Express.

Giới khoa học tất nhiên không thể để yên khi một con quái vật từ thời tiền sử vẫn còn sống cho đến tận ngày nay. Rất nhiều chuyên gia đã tìm cách chứng minh (hoặc bác bỏ) sự tồn tại của nó.

Nổi bật nhất có lẽ là hành trình nghiên cứu lớn nhất lịch sử do BBC thực hiện vào năm 2003. Họ sử dụng đến 600 máy phát siêu âm, cùng công nghệ dò tìm từ vệ tinh để khám phá lòng hồ, nhưng kết quả đem lại chỉ là con số không tròn trĩnh. Nhiều nghiên cứu sau đó được thực hiện cũng cho kết quả tương tự, khi tuyệt nhiên không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của quái vật hồ Loch Ness.

Để giải thích cho cacsc trường hợp quả quyết đã nhìn thấy Nessie, các chuyên gia cho biết đa số có lẽ đã nhầm con quái vật với các loài vật to lớn khác, hay thậm chí là các thân gỗ trôi giữa dòng.

Khi nhìn từ xa, những con lươn cỡ lớn, hải ly, hay đôi khi là hươu nai đang bơi cũng có thể bị nhìn nhầm. Ngoài ra, hiệu ứng từ gió cũng làm khả năng quan sát kém đi.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/nha-su-gia-anh-tung-bang-chung-chung-minh-quai-vat-loch-ness-ton-tai-a255876.html