Nhà quân sự La Mã nào kiệt xuất như Thành Cát Tư Hãn?

Dù kết thúc cuộc đời bằng cái chết đau đớn, sự nghiệp quân sự rất thành công và tầm ảnh hưởng của Julius Caesar khiến ông đuợc xếp ngang hàng với những nhà chinh phục hàng đầu thế giới như Thành Cát Tư Hãn và Napoleon.

Nổi tiếng là lãnh tụ quân sự kiệt xuất nhất của người La Mã, Julius Caesar (100 TCN-44 TCN) được các sử gia đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Nổi tiếng là lãnh tụ quân sự kiệt xuất nhất của người La Mã, Julius Caesar (100 TCN-44 TCN) được các sử gia đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Sinh ra trong gia tộc Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rome, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompey thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị thống lĩnh Rome trong suốt nhiều năm.

Trong nhiều năm dẫn quân đi chinh chiến, Julius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, đồng thời trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia.

Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho ông quyền lực quân sự tối thượng. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Rome.

Caesar bất tuân lệnh này vượt sông Rubicon tiến vào Rome với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar.

Sau khi lên nắm quyền ở Rome, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền. Ông tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một nhà Độc tài trọn đời (Dictator perpetuo) với nhiều quyền lực chưa từng có.

Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày 15/3 năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar.

Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổ ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa của Caesar, trở thành Hoàng đế với danh hiệu Augustus. Điều này đã đánh dấu cái chết của nền Cộng hòa và sự bắt đầu Đế chế La Mã.

Dù kết thúc cuộc đời bằng cái chết đau đớn, sự nghiệp quân sự rất thành công và tầm ảnh hưởng của Julius Caesar khiến ông được xếp ngang hàng với những nhà chinh phục hàng đầu thế giới như Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon.

Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nha-quan-su-la-ma-nao-kiet-xuat-nhu-thanh-cat-tu-han-1277001.html