Nhà khoa học giành giải Nobel gần như làm không lương cả sự nghiệp

Nhà Vật lý người Đức Maria Goeppert-Mayer không được làm việc với vị trí nhà Vật lý chính thức được trả lương cho đến năm 1959, chỉ 4 năm trước khi bà giành giải Nobel (1963) với công trình cấu trúc vỏ hạt nhân.

Theo Qz, con số phản ánh một tiêu chuẩn kép rõ ràng mà các nhà khoa học nữ vẫn phải đối mặt. Năm 2017, Wikipedia từng từ chối một bài viết tiểu sử về Strickland do cho rằng bà không đủ nổi bật. Trong khi đó, các nhà quan sát đặt câu hỏi trên Twitter rằng tại sao Đại học Waterloo, nơi Donna Strickland làm việc, vẫn chưa phong cho bà chức vị giáo sư, dù hóa ra thực tế bà chưa từng đề nghị điều này.

Không chỉ đến 2018, những gì nhà khoa học nữ trước Strickland giành giải Nobel Vật lý phải đối mặt còn đáng sợ hơn. Là chủ nhân giải thưởng 55 năm trước, nhà Vật lý lý thuyết người Đức Maria Goeppert-Mayer không được làm việc với vị trí nhà Vật lý chính thức được trả lương cho đến năm 1959, chỉ 4 năm trước khi bà giành giải Nobel (1963) với công trình cấu trúc vỏ hạt nhân.

 Maria Goeppert-Mayer. (Ảnh: Famous People)

Maria Goeppert-Mayer. (Ảnh: Famous People)

Goeppert-Mayer và chồng là Joseph Mayer, một nhà Hóa học vật lý, đến Mỹ những năm 1930. Đại học Johns Hopkins từ chối thuê một người phụ nữ trong thời kỳ Đại khủng hoảng – vì khi đó đàn ông với tư cách trụ cột kiếm sống trong gia đình cần công việc hơn. Vì vậy Goeppert-Mayer làm việc không lương tại một văn phòng không được sử dụng trong trường, ở đó sản xuất 10 bài báo và một cuốn sách mà không nhận được tháng lương nào. Khi chuyển đến Đại học Columbia bà cũng phải làm điều tương tự.

Khi nhận được một công việc ở Đại học Chicago, trường đại học đề nghị với Goeppert-Mayer chức giáo sư Viện nghiên cứu hạt nhân – và lại tiếp tục không lương. Bà được bầu vào Viện khoa học quốc gia và làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, Mỹ. Phải đến năm 1959 bà và chồng mới nhận được vị trí giáo sư được trả lương đầy đủ tại Đại học California San Diego.

Họ chuyển đến San Diego cùng hai con nhỏ. Khi được vinh danh giải Nobel năm 1963, tờ báo địa phương đăng tin về bà với dòng tít: “Bà mẹ S.D (San Diego) thắng giải Nobel Vật Lý”.

Không phải đến những nhà khoa học nữ giành giải Nobel, sự phân biệt đã xuất hiện trước đó ngăn cản họ ngay từ đầu, theo Qz. Nhiều người tin rằng nhà Vật lý Lise Meitner đáng ra phải cùng chia sẻ giải thưởng Vật lý năm 1944 nếu người hợp tác Otto Hahn không gạch tên bà khỏi nghiên cứu chung trong khi bà phải lưu vong vì Đức Quốc xã.

Nhà Vật lý laser Canada Donna Strickland trở thành nhà khoa học thứ 209 giành giải thưởng Nobel danh giá trong lĩnh vực Vật lý ngày 2/10/2018, tuy nhiên bà mới chỉ là nhà khoa học nữ thứ 3 giành được giải thưởng. Một nhà khoa học nữ khác giành giải thưởng Nobel Vật lý là Marie Curie.

Video: Cười 'vỡ bụng' với những nghiên cứu khoa học hài hước

Phương Anh

Nguồn VTC: https://vtc.vn/nha-khoa-hoc-gianh-giai-nobel-gan-nhu-lam-khong-luong-ca-su-nghiep-d430590.html