Nhà hát Lớn nằm trên con phố nào của Hà Nội?

Công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật này quen thuộc với rất nhiều người nhưng ít ai biết địa chỉ chính xác của Nhà hát Lớn nằm trên con phố nào của Hà Nội.

Nhà hát Lớn nằm trên con phố của Hà Nội

Hỏi:

Nhà hát Lớn nằm trên con phố nào của Hà Nội?

A. Đăng Thái Thân

B. Lý Thái Tổ

C. Phan Chu Trinh

D. Tràng Tiền

Đáp án:

D. Tràng Tiền

Nhà hát Lớn Hà Nội là công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng tám, vị trí số 1 phố Tràng Tiền, cách không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình này được người Pháp xây dựng từ năm 1901 đến 1911 với kinh phí duyệt vào lúc đó là 2.000.000 Franc.

Nhà hát Lớn Hà Nội có diện tích 2.600m2, chiều dài 87m, chiều rộng 30m, điểm cao nhất so với mặt đường là 34m. Mặt trước của công trình rất bề thế, có nhiều bậc trông ra quảng trường Cách mạng tháng tám. Những bậc thềm chạy dài trước Nhà hát vốn để đón thẳng xe của các quan chức thuộc địa đến xem.

Nhà hát Lớn Hà Nội (Ảnh: Du lịch).

Nhà hát Lớn Hà Nội (Ảnh: Du lịch).

Vị trí cũ của Nhà hát Lớn Hà Nội

Hỏi:

Vị trí cũ của Nhà hát Lớn Hà Nội ở đâu?

A. Trung tâm kinh thành Thăng Long

B. Vùng đầm lầy thuộc huyện ngoại thành Thăng Long

C. Bãi đất trống trong kinh thành Thăng Long

D. Hồ nước trong kinh thành Thăng Long

Đáp án:

B. Vùng đầm lầy thuộc huyện ngoại thành Thăng Long

Trang web của Nhà hát Lớn Hà Nội ghi: "Nơi chúng ta ngồi xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương, Hà Nội".

Vì vị trí xây dựng là vùng lầy nên việc san lấp mặt bằng diễn ra rất vất vả. 35.000 cọc tre được đóng xuống dưới trước khi đổ lớp bê tông dày 90 cm làm nền tòa nhà. Công trình phải sử dụng hơn 12.000 m3 vật liệu, gần 600 tấn gang thép với khoảng 300 công nhân làm việc mỗi ngày.

Nhà hát Lớn xưa (Ảnh: TL).

Nhà hát Lớn Hà Nội ra đời

Hỏi:

Nhà hát Lớn Hà Nội ra đời trước hay sau Nhà hát Lớn Sài Gòn?

A. Cùng

B. Trước

C. Sau

D. Không rõ

Đáp án:

C. Sau

Nhà hát lớn Sài Gòn (nay là Nhà hát TP HCM) được khởi công xây dựng từ năm 1898 và khánh thành trước Nhà hát lớn Hà Nội 11 năm.

Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát Lớn Hà Nội được khánh thành vào tháng 12/1911. Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có 870 chỗ ngồi, ghế bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung. Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng.

Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là phòng quản trị, có 18 buồng cho diễn viên hóa trang, 2 phòng tập hát, một thư viện và phòng họp. Phía mặt trước trên tầng hai là phòng gương rất lộng lẫy nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng.

Bên trong Nhà hát Lớn (Ảnh: Hà Nội TV).

Hỏi:

Thời kỳ đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà hát Lớn Hà Nội được sử dụng làm gì?

A. Nơi họp Quốc hội

B. Nơi làm việc của Chủ tịch nước

C. Nhà hát biểu diễn văn nghệ

D. Không dùng làm gì

Đáp án:

A. Nơi họp Quốc hội

Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường Nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng tháng tám và những năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 17/8/1945 tại quảng trường Nhà hát đã diễn ra cuộc mít tinh ra mắt Mặt trận Việt Minh. Ngày 19/8/1945, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về quảng trường nhà hát, tạo nên một cuộc mít tinh đánh dấu thời điểm quyết định của Cách mạng tháng tám.

Ngày 5/3/1945, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa họp khóa đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cũng chính nơi đây Quốc hội mới trong kỳ họp khóa 2 năm 1946 đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam thời kỳ này. Cho đến khi có Hội trường Ba Đình (1963), nhà hát Lớn Hà Nội vẫn được chọn là nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội.

Cách mạng tháng 8 (Ảnh: TL).

Nhà hát Lớn Hà Nội được trùng tu bao nhiêu lần?

Hỏi:

Từ khi khánh thành đến nay, Nhà hát Lớn Hà Nội đã bao lần được trùng tu?

A. Chưa từng

B. Một lần

C. 10 lần

D. Rất nhiều lần

Đáp án:

B. Một lần

May mắn không bị chiến tranh hủy hoại, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng không thể thoát khỏi tác động của thiên nhiên. Đến thập niên 1990, công trình rơi vào tình trạng xuống cấp trầm trọng.

Trước Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội (năm 1997), Chính phủ Việt Nam đã quyết định trùng tư Nhà hát Lớn với kinh phí 156 tỷ đồng. Dự án được bắt đầu năm 1995 và hoàn thành 2 năm sau đó với sự tham gia của nhóm chuyên gia Việt Nam đứng đầu là GS Hoàng Đạo Kính, kiến trúc sư người Pháp gốc Việt Hồ Thiệu Trị và 100 nhân công.

Năm 2011, Nhà hát Lớn Hà Nội cùng quảng trường Cách mạng tháng tám được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ông nhận di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia.

Nhà hát Lớn (Ảnh: Kiến Việt).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/nha-hat-lon-nam-tren-con-pho-nao-cua-ha-noi-78052.html