Nhà giáo nào trong lịch sử nổi danh về tài tiên tri?

Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.

1. Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 16 và nổi danh về tài tiên tri?

A. Thân Nhân Trung

B. Lê Quý Đôn

C. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là "An Nam lý số hữu Trình tuyền".

2. Nguyễn Bỉnh Khiêm được gọi là Trạng Trình, đúng hay sai?

A. Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Mãi đến năm 1535, đời Mạc Thái Tông, thời thịnh trị và vương đạo nhất của nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi và đỗ Trạng Nguyên năm 44 tuổi, được bổ nhiệm làm Đông Các Hiệu Thư (chuyên việc soạn thảo, chỉnh sửa chữa các văn thư của triều đình), sau đó giữ nhiều chức vụ như Tả Thị Lang bộ Hình, Tả Thị Lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Được phong tước Trình Tuyền Hầu, sau đó thăng lên Trình Quốc Công nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.

B. Sai

3. Ông đã dâng sớ hạch tội nịnh thần, xin đem chém để làm gương. Có bao nhiêu nịnh thần bị nêu tên trong tờ sớ này?

A. 8

B. 10

C. 18

Câu trả lời đúng là đáp án C: Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua nghe cụ xin cáo quan năm 1542 về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ. Ông mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang, nên học trò gọi ông "Tuyết giang Phu tử".

4. “Sấm Trạng Trình” của ông gồm bao nhiêu câu?

A. 487

Câu trả lời đúng là đáp án A: Người đời xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tiên tri số một trong sử Việt. Ông để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều "ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình".Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu Sấm "Việt Nam khởi tổ gầy nên". Tên nước lúc ông tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó trở thành Việt Nam như hiện nay.

B. 489

C. 490

5. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa duy nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới nay được công nhận là một vị thánh của một tôn giáo chính thức. Đó là tôn giáo nào?

A. Phật giáo

B. Công giáo

C. Cao Đài

Câu trả lời đúng là đáp án C: Ông được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.

6. Nhà giáo Nguyễn Thiếp thường gắn với danh xưng nào?

A. Tuyết Giang phu tử

B. La Sơn phu tử

C. Hạnh Am phu tử

Câu trả lời đúng là đáp án B: Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự Khải Xuyên, là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.Ông vốn có tên húy là Minh, tự là Quang Thiếp, sau vì kiêng húy vua chúa nên đổi là Thiếp.Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, hoặc do ông tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, chẳng hạn như: Khải Xuyên (có sách chép là Khải Chuyên), Hạnh Am, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên, Lam Hồng dị nhân, Lục Niên tiên sinh, La Giang phu tử.. Riêng Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) gọi ông là La Sơn phu tử, là La Sơn tiên sinh.Ông ham học từ nhỏ. Lúc nhỏ, ông và ba anh em trai nhờ mẹ chăm sóc và chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành rèn dạy nên đều học giỏi. Ông là người ham đọc sách từ nhỏ.Năm 19 tuổi (khi ấy Nguyễn Hành đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên), ông ra đó học, rồi được chú gửi cho bạn thân là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của thi hào Nguyễn Du) dạy dỗ thêm[2].Tuy nhiên, chưa được một năm thì chú Nguyễn Hành đột ngột mất ở lỵ sở, Nguyễn Thiếp phải tự tìm đường về Hà Nội. Đến Đông Anh thì ông ốm nặng, may có người giúp đỡ nên thoát chết nhưng lại mắc di chứng tâm thần. Khi bệnh phát, đầu óc ông hoang mang, không biết làm gì cả. Dù bị chứng tâm thần, Nguyễn Thiếp vẫn tự đấu tranh tư tưởng, kiềm chế được bệnh và chủ động trong vấn đề học tập.Năm 1743, ông dự thi Hương ở Nghệ An đỗ thủ khoa, nhưng không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn.Năm Bính Tuất (1756), lúc này đã 33 tuổi, Nguyễn Thiếp được triều đình mời ra làm chức Huấn đạo (chức quan trông coi việc học trong một huyện) ở Anh Đô (phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An). Ở đó 6 năm, ông được đổi làm Tri huyện Thanh Giang (nay là Thanh Chương, Nghệ An)[6].Năm Mậu Tý (1768), Nguyễn Thiếp từ chức, trở về lập trại Bùi Phong dưới chân núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn, Nghệ An) để dạy học.

7. Thầy giáo nào trong sử Việt được gọi là Trạng Lường?

A. Cao Bá Quát

B. Lương Thế Vinh

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lương Thế Vinh (17/8/1441 – 2/10/1496), còn gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm.Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 2 (năm 1463) tổ chức thi hội cho các sĩ nhân trong nước. Bấy giờ người dự thi có tới 4.400, lấy đỗ 44 người. Ngày 16, thi điện cho các tiến sĩ. Vua thân hành ra đề văn sách hỏi về đạ xuất thân theo thứ bậc khác nhau... Ngày 22, truyền loa xướng danh các tiến sĩ là bọn Lương Thế Vinh và ban ân mệnh cho từng người. Sai các quan Lễ bộ đem bảng vàng treo ngoài cửa Đông Hoa cho các sĩ nhân biết".Phấn khởi trước thắng lợi của khoa thi khi mình mới lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã đặc ân ban một lá cờ khoa, tự tay đề ba vị khoa khôi thành một bài thơ:Trạng nguyên Lương Thế Vinh/Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh/Thám hoa Quách Đình Bảo/ Thiên hạ cộng tri danh.Lương Thế Vinh làm quan 32 năm ở Viện hàn lâm, được thăng đến chức cao nhất trong viện này. Ông còn dạy học ở Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán và Tú Lâm cục - những trường cao cấp thời bấy giờ đào tạo nhân tài cho đất nước về văn chương và toán học. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lương Thế Vinh còn được vua giao soạn nhiều biểu sớ quan trọng liên quan đến ngoại giao với nhà Minh. "Tháng 12, ngày đinh dậu, vua đưa tờ biểu về việc tiến cống hàng năm cho Hàn lâm viện thị thư Lương Thế Vinh soạn thảo để triều thần bàn. Về giấy tờ bang giao, vua trước hết sai quan Hàn lâm viện soạn thảo, rồi trao xuống cho Đông các xem, sau lại đưa cho triều thần xem. Nếu có ý gì khác, thì cho sửa lại. Vì thế, người Minh thường khen rằng nước ta có nhiều người giỏi", Đại Việt sử ký toàn thư viết.

C. Lê Quý Đôn

8. Nhà giáo nào được mệnh danh là "túi khôn của thời đại"?

A. Cao Bá Quát

B. Chu Văn An

C. Lê Quý Đôn

Câu trả lời đúng là đáp án C: Lê Quý Đôn sinh năm 1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông sinh ra trong gia đình khoa bảng, là con cả của tiến sĩ Lê Phú Thứ (sau đổi thành Lê Trọng Thứ) - người từng làm đến chức Hình bộ Thượng thư. Mẹ ông là con gái một tiến sĩ từng trải qua nhiều chức quan.Ngay từ nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là "thần đồng" ham học, thông minh, có trí nhớ tốt. Theo cuốn Thần đồng xưa của nước ta, năm 5 tuổi ông đã đọc được nhiều bài trong sách Kinh Thư. 11 tuổi, ông đã học sử, mỗi ngày thuộc 9-10 trang, đọc được cả phần Cương Lĩnh và Đề Thuyết (là nội dung rất khó của quyển sách xưa).Nhiều sách mà các Nho sĩ thời xưa thi cử nhân, tiến sĩ phải học như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Sử Truyện, Chư Tử thì 14 tuổi, Lê Quý Đôn đã đọc hết. Một ngày, ông có thể làm được 10 bài phú, không phải ngẫm nghĩ nhiều, không cần viết nháp.Người đương thời khuyên nhau "Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn", tức là thiên hạ có điều gì không biết, đến hỏi Lê Quý Đôn. Họ thường gọi Lê Quý Đôn là "túi khôn của thời đại", nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.

9. Khi nhắc đến nhà giáo Lê Quý Đôn, người đương thời thường nói: "Thiên hạ vô tri vấn ... Đôn". Từ còn thiếu là chữ gì?

A. Bảng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Thời xưa, người đời có câu rằng: "Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn." (Trên đời không biết chuyện gì cứ hỏi bảng nhãn Lê Quý Đôn).

B. Trạng

C. Thần

Số câu trả lời đúng

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/nha-giao-nao-trong-lich-su-noi-danh-ve-tai-tien-tri-1751255.tpo