Nhà đầu tư ngoại áp đảo trong nhiều công trình cao tốc ở Việt Nam

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các dự án công trình của nước ta có sự góp mặt của nhiều chủ thầu nước ngoài. Một điều đáng chú ý là thời gian gần đây số lượng nhà đầu tư này đã áp đảo so với các nhà đầu tư trong nước khi thầu các công trình cao tốc. Sự vắng bóng của nhà đầu tư Việt có thể phá vở sự cân bằng và ưu thế cạnh tranh cùng nhà thầu ngoại địa.

Nhà đầu tư ngoại áp đảo thầu công trình

Một trong những dự án thu hút các nguồn lực nước ngoài tham gia đấu thầu thường liên quan đến công trình giao thông, hạ tầng đô thị nổi bật là dự án cao tốc. Số lượng tham gia đấu thầu dự án của các doanh nghiệp nước ngoài áp đảo các công ty Việt. Đơn cử là dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông thu hút 60 nhà thầu tham gia nộp hồ sơ đấu thầu. Mở thầu vào ngày 15/7, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án cuối cùng trong 8 dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP. Dự án có chiều dài 99km, điểm đầu là nút giao với đường nối QL1 đi Mỹ Thạnh và điểm cuối nối với dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Nhà đầu tư nước ngoài lấn át nhà thầu Việt trong đấu thầu các dự án

Nhà đầu tư nước ngoài lấn át nhà thầu Việt trong đấu thầu các dự án

Tại dự án này, không có nhà đầu tư nào của Việt Nam đứng độc lập tham gia dự án. Trong khi dó, có 9 bộ hồ sơ của các nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư nộp dự tuyển, gồm: 3 liên danh nhà đầu tư Việt Nam - Trung Quốc, 1 liên danh nhà đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, 1 liên danh nhà đầu tư Việt Nam - Philippines, 1 nhà đầu tư Trung Quốc độc lập, 2 nhà đầu tư Hàn Quốc độc lập và 1 nhà đầu Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Trước đó, 7 dự án khác gồm: Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã mở thầu. Như vậy, toàn bộ 8 dự án cao tốc Bắc Nam đã được mở thầu, thu hút 60 nhà đầu tư và liên danh các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, tại hầu hết các dự án, nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippine có số lượng tham gia đông đảo.

Một minh chứng khác như dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 có 11 nhà đầu tư nộp hồ sơ sơ tuyển với tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng, có 5 nhà đầu tư nộp hồ sơ. Dự tuyển Nghi Sơn-Diễn Châu dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 8.381 tỷ đồng, được 6 nhà đầu tư, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt dài 49km, có 10 nhà đầu tư nước ngoài. Điểm chung của các dự án này là lượng doanh nghiệp nước ngoài tham gia đấu thầu đông hơn so với doanh nghiệp trong nước.

Nhiều rào cản, nhà đầu tư “nội” không có cửa

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam thu hút đông nguồn lực của các doanh nghiệp nước ngoài trong việc xây dựng các công trình quan trọng của thành phố, quốc gia. Dự án Đường hầm sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) là dự án quan trọng bậc nhất của đại lộ Đông Tây, nhằm rút ngắn thời gian từ trung tâm thành phố về các tỉnh miền Tây lẫn miền Đông, tạo nền tảng phát huy giao thương liên tỉnh. Công trình nhận được sự tổng thầu thi công của liên doanh các doanh nghiệp Nhật Bản với nguồn vốn hàng nghìn tỷ đồng từ vốn ODA của chính phủ Nhật.

Dự án Metro cũng là một trong những dự án cho thấy sự góp mặt của các nhà thầu nước ngoài với người nắm thầu chính là nhà thầu Nhật Bản. Ngoài ra, nhiều công trình của nước ta từ cao ốc, bệnh viện, thủy điện đều có sự tham gia và nắm chính của các nhà thầu nước ngoài.

Sự áp đảo của nhà thầu nước ngoài tạo ra sức ép cạnh tranh

Sự tham gia đông đảo số lượng doanh nghiệp, liên danh đầu tư vào công trình nước ta thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đối với hạ tầng khiến dự án có tính cạnh tranh cao. Trong khi nhà thầu nước ngoài có ưu thế về nguồn vốn, công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp tham gia đấu thầu của Việt Nam lại gặp khó trong điều kiện về vốn, kinh nghiệm, doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Mặt khác, để có cơ hội trúng thầu, nhà đầu tư trong nước phải liên kết lại, hoặc liên kết với nhà đầu tư nước ngoài.

Việc lựa chọn nhà thầu phải đi cùng với việc giám sát đối tác thầu hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình

Doanh nghiệp nước ngoài sở hữu những lợi thế về công nghệ nhân sự còn nắm bắt tốt cơ hội để thâm nhập thị trường, thuyết phục để được khoán thầu. Do đó, số lượng thầu ngoại địa nhanh chóng áp đảo tạo nên sức ép cho các công ty trong nước.

Việc chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước đều với mục đích là đem tiền và sớm xây dựng công trình đúng như dự án đề ra. Sự phát triển của nhà thầu nước ngoài tạo được sức ép cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực để đấu thầu. Tuy nhiên, bài toán lớn nhất hiện nay khi chọn thầu là ở việc cơ quan quản lý có đủ năng lực đưa ra các điều khoản hợp đồng, giám sát thực thi hợp đồng hiệu quả.

Hữu Long

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/nha-dau-tu-ngoai-ap-dao-trong-nhieu-cong-trinh-cao-toc-o-viet-nam-5204/