Nhà côn trùng học say mê vẽ tranh từ... bướm

Đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam du khách có thể choáng ngợp với hàng nghìn tiêu bản bướm. Để có các bộ sưu tập này, công sức phần rất lớn của PGS. TS. Vũ Văn Liên, Phó Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

PGS. TS. Vũ Văn Liên, người mơ ước làm tranh bướm, là nhà sinh vật học có tiếng trong lĩnh vực công trùng, đặc biệt là côn trùng cánh vảy (bướm và ngài).

PGS. TS. Vũ Văn Liên, người mơ ước làm tranh bướm, là nhà sinh vật học có tiếng trong lĩnh vực công trùng, đặc biệt là côn trùng cánh vảy (bướm và ngài).

Ông dành cả cuộc đời để nghiên cứu về côn trùng nói chung và bướm nói riêng. Nhà côn trùng học “mê” bướm mong ước biến bướm và côn trùng thành những sản phẩm có giá trị trong cuộc sống.

PGS.TS. Vũ Văn Liên cho biết, Việt Nam khá đa dạng về bướm gồm bướm ngày và bướm đêm (riêng bướm ngày có hơn 1.000 loài), trong đó có rất nhiều loài bướm hiếm, bướm có hình thái và màu sắc rất đẹp như bướm đuôi kiếm đốm vàng, bướm hoàng đế…

Nhìn bướm chết do vòng đời ngắn, các mẫu bị khiếm khuyết, gãy, hư hỏng hoặc không dùng đến trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy bỏ đi rất phí. Làm thế nào để tận dụng được chúng là điều PGS.TS. Vũ Văn Liên luôn trăn trở.

Qua quan sát, PGS.TS Vũ Đình Liên phát hiện một số nước bán tranh côn trùng, đặc biệt là tranh bướm với giá thành cao, có bức lên tới hàng ngàn USD. Điểm độc đáo của những bức tranh này là sử dụng chính cánh bướm để vẽ, không dùng phẩm màu.

Từ đó, PGS.TS. Vũ Đình Liên và đồng nghiệp bắt tay “vẽ” tranh. Các nhà khoa học bắt đầu từ tranh Đông Hồ, một loại tranh truyền thống nổi tiếng của Việt Nam.

Tranh Đông Hồ được “chép” lại trên giấy thường, sau đó, các nhà côn trùng học gắp từng “mảnh” cánh bướm để tạo thành tranh. Công đoạn này vô cùng khó bởi cánh bướm mỏng, dễ bay phấn, đồng nghĩa tranh mất màu.

Các nhà khoa học phải chế loại keo có khả năng giữ hình dáng tự nhiên của cánh bướm khi dính lên giấy. Thành quả là những bức tranh Đông Hồ tinh xảo đến độ, nhìn từ xa khó phát hiện ra tranh được làm từ những cánh bướm dập nát.

Sau khi thử nghiệm với dòng tranh Đông Hồ, các nhà khoa học cho ra đời nhiều dòng tranh khác, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Điểm chung duy nhất là dùng bướm làm “màu vẽ”.

Những bức tranh này có mức giá giao động từ 800.000 - 2.000.000 đồng. Không chỉ vẽ tranh từ cánh bướm, các nhà khoa học còn quyết định “vẽ” tranh bằng nhiều loại côn trùng khác như cánh cam, cánh cứng, ve sầu…

Thông qua những sản phẩm này, PGS.TS Vũ Đình Liên và đồng nghiệp mong muốn nâng cao hiểu biết của người dân về thiên nhiên. Chỉ khi nào con người hiểu về thiên nhiên mới có thể bảo vệ và chung sống với thiên nhiên.

Mời độc giả xem video:Nhiều chiêu trò lừa bán đồng hồ giả. Nguồn: VTV24.

Thu Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/nha-con-trung-hoc-say-me-ve-tranh-tu-buom-1517428.html