Nhà báo bị bắn chết làm Bắc Ireland sống lại ký ức 3 thập kỷ bạo lực

Vụ việc nhà báo trẻ bị bắn chết tại thành phố Londonderry, Bắc Ireland, đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng hỗn loạn như trước khi có Thỏa thuận Ngày thứ sáu tốt lành năm 1998.

Nữ nhà báo Lyra McKee, 29 tuổi, đã bị bắn chết khi đang tác nghiệp trong vụ bạo động vào đêm 18/4 tại thành phố Londonderry, Bắc Ireland. Cô bị thiệt mạng sau khi một tay súng nã đạn vào khu dân cư ở Londonderry. Nhóm "Quân đội Cộng hòa Ireland mới" (New IRA), tổ chức chịu trách nhiệm cho một số vụ tấn công trong những năm gần đây, rất có thể đứng sau vụ nổ súng giết nhà báo trẻ.

Nữ nhà báo Lyra McKee, 29 tuổi, đã bị bắn chết khi đang tác nghiệp trong vụ bạo động vào đêm 18/4 tại thành phố Londonderry, Bắc Ireland. Cô bị thiệt mạng sau khi một tay súng nã đạn vào khu dân cư ở Londonderry. Nhóm "Quân đội Cộng hòa Ireland mới" (New IRA), tổ chức chịu trách nhiệm cho một số vụ tấn công trong những năm gần đây, rất có thể đứng sau vụ nổ súng giết nhà báo trẻ.

Cái chết của cô làm gợi lại ký ức về "The Troubles", cuộc xung đột bạo lực quyết liệt diễn ra ở Bắc Ireland từ cuối năm 1960 đến 1998. Đây là cuộc xung đột sắc tộc - dân tộc giữa hai phe: một bên là những người Công giáo ở Ireland và một bên là tín đồ Tin Lành của Anh.

Tín đồ Công giáo được xem là những người dân tộc chủ nghĩa có mâu thuẫn sâu sắc với những người hợp nhất chủ nghĩa muốn Bắc Ireland là một phần của Anh, trong khi đó, người Ireland khi đó có nguyện vọng tái sáp nhập Bắc Ireland với đảo Ireland và độc lập cai trị với Anh. Đến năm 1998, các nhóm bán quân sự của The Troubles mới kết thúc các hoạt động vũ trang của mình. Cuộc bạo động năm 1968 khiến chính phủ Anh điều động quân đội để dẹp loạn vào năm 1969 và đóng quân ở đó. Ảnh: AP.

Đám tang tập thể cho những người thiệt mạng trong Cuộc thảm sát Bogside, còn gọi là Chủ nhật đẫm máu vào ngày 30/1/1972 tại khu vực Bogside của Derry, Bắc Ireland. Vụ việc xảy ra khi binh lính Anh bắn chết 28 dân thường trong cuộc tuần hành phản đối việc bắt bớ của cảnh sát vì lý do chính trị. Ảnh: AP.

Người đàn ông bị thương do một quả bom phát nổ ở phố Dublin Parnell vào tháng 5/1974 đang được đưa lên xe cứu thương. Ảnh: Getty.

Quán rượu Mulberry Bush ở Birmingham, Anh - một trong hai nơi bị đánh bom ngày 21/11/2017 khiến 21 người thiệt mạng. Đây là những vụ đánh bom khủng bố kinh hoàng nhất ở Anh từ giữa Thế chiến 2 cho đến các vụ đánh bom ở London năm 2005. Ảnh: AP.

Tàn dư của Shadow V - chiếc thuyền của Lord Louis Mountbatten, cựu Đô đốc Hạm đội Anh, cũng là chú của Hoàng tử Philip, sau khi ông và 3 người khác bị giết trên tàu trong một vụ nổ vào tháng 8/1979 tại Mullaghmore, Ireland. Nhóm "Quân đội Cộng hòa Ireland" (IRA) đã nhận trách nhiệm về vụ việc. Ảnh: Getty.

Các thành viên đeo mặt nạ của nhóm "Quân đội Cộng hòa Ireland" (IRA) mang quan tài của tù nhân Bobby Sands đi chôn. Sands và 9 tù nhân khác trong nhà tù Crumlin Road của Belfast bắt đầu cuộc tuyệt thực vào ngày 1/3/1981. Sands đã chết 66 ngày sau đó. Ảnh: Getty.

Các thi thể được phủ kín trên lề đường ở Enniskillen, Bắc Ireland, sau vụ nổ quả bom có khối lượng gần 91 kg. Quả bom phát nổ vào ngày 8/11/1987, chỉ 10 phút trước khi diễn ra buổi lễ tưởng niệm để vinh danh những binh lính Anh đã khuất. Hậu quả khiến 11 người thiệt mạng, người thứ 12 đã chết sau 13 năm hôn mê. IRA lên tiếng cho biết vụ đánh bom có chủ đích để giết chết lính Anh. Ảnh: Getty.

Khung cảnh tại bến Canary ở Đông London, sau khi IRA kích nổ một quả bom khổng lồ vào ngày 9/2/1996, phá hủy các tòa nhà và giết chết hai người. Ảnh: Getty.

Từ trái sang phải: Thủ tướng Ailen Bertie Aotta, Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell và Thủ tướng Anh Tony Blair sau khi ký Thỏa thuận Ngày thứ sáu tốt lành ở Bắc Ireland vào ngày 10/4/1998. Kể từ đó, Bắc Ireland được tự trị ở mức độ lớn, được quyền hợp tác với Ireland trong một vài chính sách, trong khi chính phủ Anh duy trì quyền lực với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, người dân Bắc Ireland giờ đây lại phải đối mặt với cuộc chia tay của Anh và EU. Gần 90% người Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland bỏ phiếu ở lại EU, trong khi người theo đạo Tin Lành ủng hộ việc này chỉ chiếm 38%. Hiện tái lập hay không một "biên giới cứng" trên đảo Ireland vẫn khiến Quốc hội Anh đau đầu. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến thỏa thuận Brexit lâm vào bế tắc. Ảnh: Press Pool.

Hà Lan

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nha-bao-bi-ban-chet-lam-bac-ireland-song-lai-ky-uc-3-thap-ky-bao-luc-post939195.html