Nguyên nhân UAV Mỹ 'rụng như sung' trong chiến tranh Việt Nam (P1)

Sự ra đời của các dòng máy bay phản lực giúp Mỹ rất ngạo mạn trên chiến trường, nhưng cuối cùng chúng đã phải ôm hận khi dám đùa giỡn trên bầu trời Việt Nam.

Sau Thế chiến 2, dòng máy bay phản lực xuất hiện và phát triển rất nhanh với tốc độ vượt âm, có thể bay ở độ cao mà pháo cao xạ cỡ nòng lớn nhất cũng không bắn tới, nếu các phản lực cơ này áp dụng phương pháp bay ném bom ở tầng bình lưu (độ cao từ 10 km trở lên). (Bài viết tham khảo thông tin từ Đại tá Nguyễn Thụy Anh)

Sau Thế chiến 2, dòng máy bay phản lực xuất hiện và phát triển rất nhanh với tốc độ vượt âm, có thể bay ở độ cao mà pháo cao xạ cỡ nòng lớn nhất cũng không bắn tới, nếu các phản lực cơ này áp dụng phương pháp bay ném bom ở tầng bình lưu (độ cao từ 10 km trở lên). (Bài viết tham khảo thông tin từ Đại tá Nguyễn Thụy Anh)

Các máy bay phản lực chiến thuật thế hệ đầu của Mỹ như F-86, A-4 đã có thể đạt độ cao tối đa 15 km; F-101 đạt 16 km và F-104 đạt 20 km… Lúc đó có 2 loại mục tiêu gây lo ngại cho Liên Xô, là máy bay ném bom chiến lược B-52 mang bom hạt nhân (trần bay 16 km) và máy bay trinh sát tầm cao U-2 (trần bay 24 km).

Như vậy là khi B-52 bay bằng để ném bom thì sẽ vượt quá tầm bắn của các loại pháo cao xạ thông dụng cỡ 37mm và 57mm, kể cả pháo 100mm với hiệu quả diệt mục tiêu dưới 10 km, chưa kể đến số lượng đạn phải dùng sẽ rất nhiều do độ tản mát lớn.

Tỷ lệ đạn pháo cao xạ để diệt 1 máy bay cánh quạt, trong Thế chiến 2 trung bình là 800 viên và theo tính toán đối với 1 tiêm kích phản lực sẽ là 2.100 viên. Nhiệm vụ vô cùng khó khăn của hệ thống phòng không Liên Xô, là phải đánh chặn các loại oanh tạc cơ mang bom hạt nhân, để bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Xô Viết.

Tính năng của các loại pháo cao xạ đã bị giới hạn và do đó cần phải có loại vũ khí mới đáp ứng cho yêu cầu này. Trong tình hình ấy, các tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển đã ra đời và được thiết kế trước hết để đối phó với các loại phản lực cơ bay cao từ 10 km trở lên.

Tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô là S-75 (SAM-2), được thiết kế để bắn máy bay tới độ cao 27 km và đối với khinh khí cầu là 30 km, tuy vậy độ cao thấp nhất để diệt mục tiêu cũng là 300 m (sau cải tiến là 100 m). Trong điều kiện mục tiêu bay bằng và không có nhiễu, theo tính toán thì khi phóng 3 tên lửa sẽ đạt xác suất diệt mục tiêu 0,96.

Một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nữa ít được nhắc tới đối với tên lửa S-75, là mục tiêu phải có diện tích phản xạ ra đa lớn hơn 1m2. Ví dụ đối với loại cường kích A-6, A-7 là 3 m2; tiêm kích-bom F-4 là 6-8 m2 tùy biến thể… thì đài ra đa trinh sát và đài điều khiển tên lửa mới có thể phát hiện và bám sát được mục tiêu ở cự ly đủ để phóng tên lửa tiêu diệt nó.

Chiến công đầu của S-75 là bắn hạ 1 chiếc máy bay U-2 của Mỹ, ở độ cao 20.720m vào ngày 1/5/1960, khi chiếc máy bay này xâm phạm vùng trời Liên Xô. Nhưng trên chiến trường, lần đầu tiên tên lửa phòng không được sử dụng rộng rãi và với số lượng lớn nhất là ở Việt Nam, trong cuộc chiến tranh chống phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc vào thời kỳ 1965-1973.

Chiến trường Việt Nam, là nơi bộ máy chiến tranh Mỹ thử nghiệm rất nhiều loại vũ khí mới và hiện đại nhất vừa phát minh ra, 1 trong số đó phải kể đến là máy bay không người lái (UAV), mà trước đó chưa hề xuất hiện ở bất cứ nơi đâu với mục đích quân sự.

UAV của không quân Mỹ khi đó có thể bay với tốc độ khá cao, từ 700 tới 1.200 km/h, tức là vẫn nhanh hơn nhiều so với máy bay cánh quạt trong Thế chiến 2 vốn chỉ đạt tốc độ cao nhất là 700 km/h và ở độ cao rất lớn (tới 20 km) hoặc rất nhỏ (dưới 500 m).

Các loại máy bay không người lái trinh sát này do kích thước nhỏ hơn các chiến đấu cơ có người lái, nên diện tích phản xạ ra đa cũng nhỏ hơn và khi bay ở độ cao lớn thì tín hiệu càng nhỏ, rất khó phát hiện hoặc khi bay thấp thì lại dễ bị lẫn vào phản xạ địa vật, không thể phát hiện được từ xa.

Nếu cự ly phát hiện mục tiêu quá gần, thì kíp chiến đấu sẽ không đủ thời gian thao tác để phóng tên lửa. Thời kỳ đầu khi bộ đội Việt Nam chưa có tên lửa, UAV trinh sát thường bay cao hơn 10 km để tránh hỏa lực của pháo cao xạ, cũng như các loại vũ khí cỡ nhỏ và hầu như không bị tổn thất.

Ngày 24/7/1965, khi nghi ngờ không rõ tốp máy bay tiêm kích F-4 của mình, bị loại vũ khí phòng không nào bắn hạ ở độ cao 7 km tại Suối Hai, Hà Tây (nay là Hà Nội), hôm sau không quân Mỹ đã liên tiếp cho 1 UAV loại BQM-34, bay ở độ cao 18 km và 1 máy bay trinh sát có người lái RF-101 vào do thám khu vực trận địa.

Nếu ở khu vực đó chỉ có pháo cao xạ, thì sẽ không loại pháo nào có thể bắn tới tới độ cao ấy, nhưng cả 2 chiếc máy bay này đã bị bắn rơi ngay tại chỗ và hiển nhiên người Mỹ hiểu là chỉ do tên lửa gây ra mà thôi. Nguồn ảnh: TL (còn nữa).

Thế trận Phòng không Nhân dân của Việt Nam khiến Không quân Mỹ sừng sỏ số một thế giới phải khóc thét. Nguồn: Vietnam Video Archive.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nguyen-nhan-uav-my-rung-nhu-sung-trong-chien-tranh-viet-nam-p1-1505327.html