Nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân và cách khắc phục

Bà bầu bị phù chân tháng thứ 7, hoặc thậm chí là sớm hơn từ tháng thứ 5 tưởng là bình thường nhưng nếu không để ý kỹ nó rất có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật sớm nhất cho các mẹ mang thai.

Ảnh: Internet

Bà bầu bị phù chân, đặc biệt là gần những tháng cuối như tháng thứ 7 là tình trạng khá phổ biến. Cùng tìm hiểu xem tình trạng bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục tình trạng này.

1, Tình trạng bà bầu bị phù chân như thế nào?

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần chân từ cổ chân trở xuống, rõ nhất là ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Tình trạng phù chân khi mang thai ở tháng thứ 6, thứ 7 còn được gọi là "xuống máu"
Không chỉ sưng ở mặt tình trạng này còn xảy ra ở tay, mặt ở nhiều chị em. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng đặc biệt phổ biến với các chị em đang mang thai.

2, Nguyên nhân bà bầu bị phù chân trong thai kì

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ sản xuất thêm khoảng 50% máu và dịch cơ thể để đáp ứng nhu cầu của em bé đang phát triển, phần chất lỏng này sẽ giúp làm mềm cơ thể, tạo lớp đệm cho xương chậu và các mô, giãn nở cơ thể tốt hơn theo sự phát triển của em bé và lúc sinh nở.
Lượng chất lỏng được tạo thêm chiếm khoảng 25% trọng lượng các chị em, và nó cần có nơi dự trữ, chứa đựng, và đó là lý do mà tập trung ở chân và tay, khiến chị em bị sưng, phù chân.
Việc sưng phù chân khi mang thai có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng nó sẽ phổ biến hơn khi bước vào tháng thứ năm và trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba.

3, Ảnh hưởng của việc bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 với cơ thể

Khi bị sưng phù trước tiên chính là cảm giác không thoải khi vận động hàng ngày. Nó không gây ra đau đớn bên ngoài nhưng vẫn có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ đang mang thai, cụ thể là: Gây áp lực làm việc lớn hơn cho thận. Thận là bộ phận chịu trách nhiệm lọc và thải chất lỏng trong cơ thể. Nên khi tăng lượng chất lỏng thì thận cũng phải làm việc nhiều hơn để xử lý phần chất lỏng đó, cung cấp đủ nước cho các bộ phần trong cơ thể.

Ngoài ra khi chất lỏng tập trung gây phù chân cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông, tuần hoàn máu ở phần chân về tim bị kém hiệu quả, khiến ảnh hưởng hoạt động của tim.

4, Một số yếu tố ảnh hưởng khiến bà bầu dễ bị phù chân khi mang thai:

• Nhiệt độ cao mùa hè

• Đứng trong thời gian dài

• Hoạt động nhiều trong ngày

• Chế độ ăn ít kali

• Mức tiêu thụ caffeine cao

• Lượng natri cao

5, Các biện pháp giảm phù chân khi mang thai tháng thứ 7 cho mẹ bầu

Ảnh: Internet

Không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài

Điều này có thể khó khăn nếu chị em làm việc trong một văn phòng, nhưng việc thay đổi vị trí trong khi làm việc có thể giúp giảm phù nề trong thai kỳ. Chị em có thể tranh thủ đi lại khi đi lấy nước, đi vệ sinh bên ngoài để giúp lưu thông máu tốt hơn.

Đặt gác chân trên cao

Nếu đang bị sưng chân trong khi mang thai, một cách tuyệt vời để giảm sưng phù là đặt chân cao, gác chân. Nếu ở nhà, hãy cố gắng giữ chân các mẹ ngang tầm với tim nhé.

Uống nhiều nước hơn

Nghe có vẻ phản khoa học, nhưng uống nhiều nước hơn sẽ thực sự giúp bạn loại bỏ các chất lỏng dư thừa. Khi cơ thể bị mất nước, thận của bạn sẽ chủ động giữ nước lại trong cơ thể khiến chị em sưng phù nhiều hơn. Cung cấp cho cơ thể đủ nước sẽ là một tín hiệu nhắc nhở thận không cần phải tích nước mà hãy thải bớt phần chất lỏng dư thưa.

Giảm ăn và uống đồ có caffein

Caffeine là một thuốc lợi tiểu, có nghĩa là nó làm tăng lượng chất lỏng cơ thể loại bỏ thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, nó cũng gây ra tình trạng mất nước, khiến cho thận của chị phát tín hiệu giữ nước lại. Cố gắng giảm lượng caffeine uống mỗi ngày — đó là lời khuyên tốt cho việc mang thai các mẹ nên áp dụng.

Cân bằng điện giải cho cơ thể

Muối rất quan trọng cho việc giữ nước đúng cách. Nên bổ sung muối tinh lành mạnh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Và ngoài việc nạp muối (natri), có 3 chất điện giải chính khác (kali, magiê và canxi) cần thiết để giữ cho cơ thể mẹ mang thai đủ nước. Điều quan trọng là giữ cho các chất điện giải này ở mức cân bằng thích hợp. Ví dụ, quá nhiều muối nhưng không có đủ kali có thể gây ra vấn đề về tim. Đó là lý do tại sao cân bằng chất điện giải thường quan trọng hơn là chỉ thêm muối vào chế độ ăn uống.

Các chị em có thể nhận được các chất điện giải ở dạng bổ sung chất lỏng, ở dạng bột, hoặc từ thực phẩm.

Tập thể dục thường xuyên

Mặc dù tập thể dục có thể gây ra một số phù nề (có bao giờ chị em nhận thấy bàn tay sẽ sưng hơn sau khi tập luyện không?) nhưng lợi ích nó mang lại lớn hơn nhiều. Tập thể dục thường xuyên tối ưu hóa hệ thống tuần hoàn để nước dư thừa không có ở chân hoặc bàn tay.

Tối ưu hóa chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ

Xây dựng một chế độ ăn uống mang thai lành mạnh, giảm phù nề bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối và tránh cafêin.

Bổ sung thực phẩm giàu protein vì protein trong máu hoạt động như một miếng bọt biển giữ nước bên trong mạch máu. Khi không có đủ protein, chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu và vào mô xung quanh, gây phù nề chân tay rõ rệt.

Sử dụng bàn chải khi tắm

Khi tắm sử dụng bàn chải cọ rửa sẽ hỗ trợ hệ thống tuần hoàn có thể giúp giảm nhẹ phù nề. Bắt đầu cọ chải ở bàn chân và chải lên phía trên tim, sẽ giúp di chuyển lượng chất lỏng trong suốt hệ thống bạch huyết và hỗ trợ tuần hoàn máu.

6, Khi nào tô nên lo lắng về tình trạng bà bầu bị phù chân trong khi mang thai?

Mặc dù phù trong thai kỳ là cực kỳ phổ biến và bình thường, nó cũng có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu bạn bị phù chân khi mang thai, tốt nhất nên báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ trực tiếp của bạn, đồng thời quan sát xem một số dấu hiệu sau đây.

Các dấu hiệu cảnh báo khác của tiền sản giật:

• Bị phù nề đột ngột xuất hiện

• Phù mặt quá mức

• Độ đàn hồi da kém (khi nhấn vào vùng bị sưng da bị lõm và không về trạng thái ban đầu ngay)

• Huyết áp cao

• Nhức đầu nặng

• Thay đổi về thị lực

• Đau bụng trên, thường dưới xương sườn của bạn ở phía bên phải

• Có cảm giác buồn nôn

• Đi tiểu giảm

Hy vọng rằng những thông tin cung cấp xung quanh việc bà bầu bị phù chân tháng thứ 7 có ích, giúp chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ được tốt nhất. Chúc các mẹ mang thai luôn khỏe mạnh, vui vẻ và thoải mái nhất nhé.

Theo Phụ nữ & Sức khỏe

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/nguyen-nhan-me-bau-bi-phu-chan-va-cach-khac-phuc-515393.htm