Nguyên nhân học sinh Nhật Bản bỏ học thụ động

So với những năm 80 của thế kỷ XX, khi bạo lực trong các trường phổ thông Nhật Bản là một vấn đề xã hội nghiêm trọng, tình hình trong các trường học hiện nay đã được cải thiện nhiều.

Học sinh tiểu học Nhật Bản

Học sinh tiểu học Nhật Bản

Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn không muốn đến trường vì những nguyên nhân khác nhau. Các em đã thay đổi hình thức phản kháng, chuyển từ bạo lực sang bỏ học thụ động.

Thống kê chính thức và cuộc sống thực tế

Bỏ học là một trong những vấn đề nghiêm trọng của xã hội Nhật Bản. Công trình “Khảo sát học sinh có khuynh hướng bỏ học” do Quỹ Nhật Bản tổ chức gần đây cung cấp nhiều thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề này. Khác với các cuộc điều tra bình thường do Bộ Giáo dục tiến hành ở các trường phổ thông thông qua các ủy ban giáo dục, gần đây Quỹ Nhật Bản tiến hành cuộc khảo sát trên Internet. Tham gia khảo sát gồm những “người bỏ học tiềm tàng”, nghĩa là những học sinh bỏ học ít nhất 30 ngày/năm, những học sinh không học tất cả các môn hoặc những học sinh có mặt ở trường mang tính chất chiếu lệ. Số người tham gia khảo sát vượt quá con số chính thức (330.000 người) ba lần, cho thấy sự sâu sắc của vấn đề.

Các nguyên nhân bỏ học của học sinh nêu ra cho phép phát hiện mối quan hệ phức tạp giữa học sinh và nhà trường mà từ trước đến nay chưa được phản ánh trong các tài liệu thống kê chính thức.

Phân loại các nguyên nhân bỏ học

Có thể chia các nguyên nhân bỏ học của học sinh thành 5 loại.

1. Ức chế : “Tôi không thể dậy sớm”, “Tôi mệt”, “cứ bắt đầu chuẩn bị đến trường là thấy chán”, “không biết điều gì xảy ra với tôi”.

Học sinh không tự giác bỏ học, mà chỉ thể hiện mong muốn đó dưới hình thức không thể dậy sớm, mệt mỏi và tâm trạng xấu, rốt cuộc không thể ra khỏi nhà.

2. Quan hệ với mọi người xung quanh: “Tôi không hòa hợp với bạn bè”, “quan hệ xấu với thầy giáo/không tin thầy giáo”, “tôi cảm thấy không thoải mái ở trường”.

Ở đây bao gồm cả sự nhạo báng cũng như cảm giác mơ hồ “không thoải mái” trong bốn bức tường nhà trường.

3. Khó khăn trong học tập: “Tôi không hiểu bài, không nắm được chương trình”, “điểm số kém hơn hồi học tiểu học”, “tôi không muốn làm bài kiểm tra”.

Gốc của vấn đề là không theo kịp chương trình

4.Vấn đề sinh tồn: “Tôi không hiểu đi học để làm gì”, “ở tiểu học thú vị hơn”.

Học sinh không thấy ý nghĩa của việc đến trường, coi nhà trường là nơi tẻ nhạt và vô bổ.

5.Thái độ đối với nhà trường: “Tôi không thích điều lệ và nội quy của nhà trường”, “quá nhiều giờ học căng thẳng ở các câu lạc bộ”.

Loại này phụ thuộc chủ yếu vào nội quy chặt chẽ trong trường và các tiết học ngoại khóa tại các câu lạc bộ, cũng như những hạn chế do nhà tường đặt ra.

Kết quả khảo sát nói gì?

Việc phân chia kết quả khảo sát thành 5 loại giúp phát hiện ra những xu thế sau:

Ức chế dẫn đầu các nguyên nhân khiến học sinh không muốn đến trường, hơn nữa không chỉ đối với những em đã bỏ học, mà cả những em tạm thời được coi là “không có vấn đề”. Đây là dấu hiệu quan trọng xác định trạng thái tâm lý và sức khỏe của học sinh hiện nay.

“Ức chế” là thuật ngữ tâm lý học biểu thị trạng thái, trong đó những ý nghĩ nhất định bị đè nén và không thể tiếp cận ở cấp độ ý thức. Trong vấn đề bỏ học, “những ý nghĩ nhất định” được hiểu là học sinh không thích đến trường. Nếu như cảm giác không thích đó bị đè nén và không được nhận thức, nó biểu hiện qua cơ thể - hình thành cơ chế tự vệ. Học sinh không thể thức dậy vào buổi sáng, và ngại đến trường, cảm thấy mệt mỏi...

Nếu như học sinh tin tưởng chắc chắn rằng “đến trường là bắt buộc”, “không được phép nghĩ rằng không muốn đến trường”, thì những ý nghĩ không muốn không thể bị đè nén trong tiềm thức.

Đối với những học sinh không đến trường trong một thời gian nhất định, hai loại kết quả “quan hệ ” và “học tập” chiếm ưu thế. Bình thường ở đây nói về sự nhạo báng của các bạn cùng lớp và kết quả học tập kém,

Bước sang tuổi vị thành niên, các em rất nhạy cảm với ý kiến của mọi người xung quanh, vì vậy không có gì ngạc nhiên là quan hệ trở thành nguyên nhân chính của việc bỏ học. Có thể coi vấn đề này là giai đoạn trưởng thành bắt buộc.

Trẻ em không muốn đến trường có thể xử sự như tất cả những học sinh khác khi cảm thấy trong lòng chán ghét nhà trường. “Đi học chiếu lệ” cũng là một hình thức bỏ học.

Sự hoài nghi về ý nghĩa của việc học tập và nỗi buồn chán trong thời gian ở trường, đặc biệt khi so sánh với trường tiểu học là những dấu hiệu của vấn đề sinh tồn. Đến trường chiếu lệ là hiện tượng phổ biến của học sinh sớm trưởng thành về tâm lý và có thế giới nội tâm phong phú.

Nhiều em trải qua giai đoạn này trong thời gian học tập ở trung học phổ thông, đại học hoặc khi đã đi làm.

Thiết nghĩ, trong số những học sinh đến trường chiếu lệ có không ít em nhờ tâm lý sớm trưởng thành biết suy nghĩ về vấn đề ý nghĩa cuộc sống. Những thiếu niên này không những có khuynh hướng suy nghĩ về những vấn đề sinh tồn, mà còn có khả năng đóng vai trò xã hội đòi hỏi họ đến trường, có mặt trong giờ học.

Thoạt đầu xem ra họ thích nghi với môi trường xung quanh, thế nhưng trong lòng họ thường dồn nén sự không hài lòng. Còn một đặc điểm nữa của họ là không quá coi trọng nội quy khắt khe của nhà trường và những vấn đề khác do cuộc sống thực tế đặt ra.

Quan điểm của các bậc phụ huynh và giáo viên

Để giải quyết vấn đề học sinh bỏ học Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp, kể cả việc người lớn can thiệp vào sự nhạo báng và những mâu thuẫn khác, cũng như hoàn thiện quá trình dạy học để ngăn ngừa khả năng kém thích nghi trong điều kiện thành tích học tập không cao.

Tuy nhiên, việc phân tích kết quả khảo sát nói trên chứng minh sự quan tâm chưa đầy đủ về một vấn đề nghiêm trọng – tâm lý tự vệ của học sinh. Ở đây muốn nói tới việc kìm nén những ý nghĩ khó chịu trong ý thức.

Say mê sự phát triển sớm khiến học sinh phải học quá nhiều giờ cả ngoại khóa và nội khóa để chuẩn bị thi cử đúng vào lúc cần phải phát triển một cách thận trọng tính tự lập của các em. Điều này tiêu diệt những mầm mống của tính độc lập vừa trỗi dậy, học sinh trở nên dễ bảo, nhưng thiếu khả năng sáng tạo.

Quá trình hình thành nhân cách bắt đầu từ cái gọi là “giai đoạn phản kháng”, mà trẻ em trải qua từ 2 - 3 năm. Sự phản kháng đánh thức tính độc lập, là chối bỏ việc thực hiện một cách thụ động những lời khuyên của bố mẹ. Các bậc phụ huynh và giáo viên phải hiểu rằng phản kháng là biểu hiện quan trọng về tính độc lập của đứa trẻ.

Việc người lớn quá say mê sự phát triển sớm khiến đứa trẻ phải học quá nhiều giờ cả ngoại khóa và nội khóa để chuẩn bị thi cử đúng vào lúc cần phải phát triển một cách thận trọng tính tự lập của nó. Điều này tiêu diệt những mầm mống của tính độc lập vừa trỗi dậy, trẻ em trở nên dễ bảo, nhưng thiếu khả năng sáng tạo. Bị tiêu diệt những mầm mống của tính độc lập, khi bước vào tuổi vị thành niên, trẻ em hiện nay không lựa chọn hình thức phản kháng tích cực, mà thụ động dưới dạng bỏ học. Các em không còn lắng nghe tiếng nói nội tâm nữa, mà rơi vào trạng thái ức chế.

Theo Nippon.com

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/nguyen-nhan-hoc-sinh-nhat-ban-bo-hoc-thu-dong-4026872-b.html