Nguyên nhân gây viêm da cơ địa và cách điều trị

Viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ tái đi tái lại, vòng xoắn bệnh lý càng thêm trầm trọng, thậm chí biến chứng thành ung thư da.

Nguyên nhân bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa chưa rõ ràng nhưng dưới đây cũng là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh:

Viêm da dị ứng (chàm): Đây là dạng viêm da có khả năng liên quan đến các yếu tố kết hợp, bao gồm da khô, một biến thể gen, rối loạn chức năng hệ miễn dịch, vi khuẩn trên da và điều kiện môi trường.

Viêm da tiếp xúc: Tình trạng này do tiếp xúc trực tiếp với một trong nhiều chất kích thích hoặc gây dị ứng, chẳng hạn như độc tố cây thường xuân, đồ trang sức có chứa niken, sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm và thậm chí cả chất bảo quản trong nhiều loại kem và lotion.

Nguyên nhân bị viêm da cơ địa (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân bị viêm da cơ địa (Ảnh minh họa)

Viêm da tiết bã: Tình trạng này có thể được gây ra do một loại nấm men ở vùng tiết nhờn trên da. Những người bị viêm da tiết bã có thể thấy tình trạng của họ có xu hướng tái phát và thuyên giảm tùy theo mùa.

Do di truyền: Bố mẹ bị viêm da cơ địa con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này, tỷ lệ này là 80% con mắc nếu cả bố và mẹ cùng mắc.

Dị ứng thức ăn: Thường gặp ở trẻ em dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách giảm các thức ăn này trong khẩu phần ăn và theo dõi tiến triển bệnh.

Triệu chứng bị viêm da cơ địa

Ngứa ngáy, nổi mề đay: Hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy xảy ra khi phản ứng gây ngứa histamin được kích hoạt bởi các tác nhân nội ngoại sinh xâm nhập.

Da mẩn đỏ: Người bệnh viêm da cơ địa xuất hiện các nốt ban đỏ hình tròn, bong trợt… ở các vùng da trên cơ thể. Làn da dần trở nên lẩn mẩn, nổi mụn nước trắng rất khó chịu.

Triệu chứng bị viêm da cơ địa (Ảnh minh họa)

Phù nề da: Sau khi mụn nước xuất hiện nhiều hơn, vùng da của người bệnh viêm da cơ địa sẽ dày lên tạo cảm giác phù nề, nóng và ngứa.

Đóng vảy tiết: Người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều sẽ khiến mụn nước vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy tiết vàng và tạo vết nứt.

Triệu chứng viêm da cơ địa khác: Ngoài các triệu chứng trên thì bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn… thậm chí là sụt cân trầm trọng.

Cách điều trị viêm da cơ địa

Ảnh minh họa

Điều trị bằng Thuốc Tây

Chất làm ẩm da: Hạn chế tình trạng kích ứng do khô da. Thuốc thường ở dạng kem và dung dịch, dùng phổ biến vào mùa đông hoặc những nơi thời tiết khô hanh.

Thuốc steroid: Dạng thuốc chữa viêm da cơ địa hoặc mỡ tra, dùng phối hợp với chất làm ẩm da để giảm mẩn đỏ, bong trợt, mụn nước.

Thuốc kháng histamin: Dập tắt phản ứng gây ngứa, giảm cảm giác khó chịu, bức bối cho người bệnh.

Kháng sinh: Dùng cho người bệnh viêm da cơ địa bị nhiễm trùng lâm sàng hay các đợt bùng phát nặng.

Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ: Thay đổi hệ thống bảo vệ trên da, từ đó giảm phản ứng dị ứng.

Chữa viêm da cơ địa bằng Thuốc Nam

Tỏi đen: Trong tỏi đen chứa nhiều hoạt chất Allicin, có tác dụng tiêu diệt và chống lại sự xâm nhập của các siêu vi khuẩn gây kích ứng. Người bệnh viêm da cơ địa có thể ăn sống tỏi đen hoặc dùng rượu tỏi đen bôi lên vùng da bị tổn thương.

Lá lốt: Người bệnh có thể giã nát đắp lên da, đun nước uống hoặc tắm bằng nước lá lốt. Nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa đã áp dụng các bài thuốc này và cho phản hồi khá tốt.

Tắm lá khế: Lá khế là một trong những bài thuốc giúp điều trị các bệnh ngoài da được truyền tai nhau nhiều nhất. Người bệnh viêm da cơ địa chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rồi đun với nước nóng, pha cho ấm rồi tắm hàng ngày. Kiên trì áp dụng sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Xem thêm: Hậu quả của việc lấy gỉ mũi

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/nguyen-nhan-gay-viem-da-co-dia-va-cach-dieu-tri-d164639.html