Nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ có thể bạn không ngờ đến

Trẻ có cao hay không do nhiều yếu tố tác động, trong đó có một số nguyên nhân tưởng chừng không mấy liên quan nhưng lại ảnh hưởng chiều cao của trẻ.

5 nguyên nhân khiến trẻ khó cao lớn khi trưởng thành Trẻ dậy thì quá sớm

Nghe qua tưởng vô lý, bởi vì nếu trẻ dậy thì sớm không phải là cơ thể đang đầy đủ sức sống và khỏe mạnh sao? Thực tế không hề như bạn nghĩ. Nguyên nhân là do nếu trẻ dậy thì càng sớm thì thời gian kết thúc sự phát triển này cũng đến càng sớm.

Những đứa trẻ rơi vào tình trạng này sau khi trưởng thành thường có chiều cao thấp hơn so với bạn cùng trang lứa. Có thể tính toán một con số cụ thể chẳng hạn trẻ dậy thì một năm thì dễ “lùn” đi 3 - 5 cm. Thông thường nếu bé gái có kinh nguyệt lúc 10 tuổi và bé trai phát triển tinh hoàn trước 9 tuổi thì sẽ thuộc kiểu dậy thì sớm.

Trẻ dậy thì quá sớm sẽ gây ảnh hưởng chiều cao - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ dậy thì quá sớm sẽ gây ảnh hưởng chiều cao - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ thấp bé do di truyền

Yếu tố này có thể không quá bất ngờ bởi vì hầu như ai cũng biết khả năng di truyền chiều cao từ đời trước sang đời sau. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ sau khi lớn lên không có vóc dáng cao ráo như bố mẹ mong đợi.

Trẻ quá béo phì

Theo kết quả nghiên cứu đăng trên trang Sohu, thông thường trẻ béo phì cũng sẽ dậy thì sớm hơn so với những trẻ cùng trang lứa khác. Béo phì dẫn đến hóc môn sinh trưởng của trẻ bị giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Những trẻ có cân nặng vượt chỉ tiêu đa số chiều cao sẽ ngừng phát triển ở tuổi 14 hoặc 15.

Chính vì vậy, bạn không nên quan niệm rằng nuôi con mũm mĩm thì đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phát triển tối ưu các yếu tố khác. Điều này hoàn toàn sai lầm và có thể ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ.

Trẻ kén ăn hoặc nhiều bệnh tật sẽ ảnh hưởng chiều cao khi trưởng thành - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sinh trưởng chậm

Tốc độ sinh trưởng, dậy thì bên cạnh yếu tố di truyền còn có sự khác biệt giữa mỗi cá thể. Nếu trong thời gian vàng của sự sinh trưởng mà sức khỏe bé nhà bạn gặp nhiều vấn đề như ăn kém, suy dinh dưỡng, nhiều bệnh tật v.v… đều làm cản trở tiến trình tăng trưởng chiều cao. Đây cũng là lý do nhiều trường hợp dù bố mẹ cao nhưng con sinh ra lại không cao.

Trẻ dùng thuốc tăng trưởng chiều cao vô tội vạ

Nhiều người vì quá xem trọng chiều cao của con mà không ngại tìm mua đủ loại thuốc tăng chiều cao cho trẻ uống bất chấp độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Vấn đề này nếu không được sử dụng đúng cách, phù hợp không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ dậy thì quá sớm. Thời gian sau đó chiều cao và các yếu tố khác của trẻ không thể phát triển bình thường đúng với tâm sinh lý từng trẻ.

Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ cao hơn?

Chiều cao của trẻ tuy có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng không phải là không thể cải thiện. Muốn hỗ trợ trẻ tăng chiều cao, bố mẹ nên quan tâm đầy đủ các vấn đề sau:

Bố mẹ có thể hỗ trợ thúc đẩy chiều cao cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Không để trẻ kén ăn

Quá trình tăng trưởng chiều cao của một người có hai thời kỳ đỉnh cao: Một là giai đoạn trẻ sơ sinh, hai là giai đoạn dậy thì. Thời điểm này, việc thúc đẩy dinh dưỡng được xem là cơ bản nhất. Bạn nên rèn cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, đủ chất.

Tăng cường các thực phẩm giàu protein như cá, tôm, thịt nạc, trứng, đậu phộng, sản phẩm chế biến từ đậu, sữa bò. Đồng thời bổ sung thực phẩm nhiều canxi, chẳng hạn như sườn, rong biển và thực phẩm giàu kẽm như thịt heo, thịt bò, gan động vật.

Quan trọng là bạn cần giúp trẻ ăn uống đa dạng, không để trẻ bị chứng kén ăn làm cơ thể suy dinh dưỡng, ảnh hưởng sự phát triển chiều cao.

Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ

Trẻ cần ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao tối ưu - Ảnh minh họa: Internet

Hóc môn sinh trưởng trong cơ thể người luôn ở trạng thái nhất vào ban ngày, trong khi đó thời điểm 11 – 12 giờ đêm lại là thời kỳ đỉnh cao mà hóc môn này tiết ra, nhưng cần phải trong giấc ngủ sâu mới có thể phát huy tác dụng.

Nếu trẻ có thói quen ngủ trễ, ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hóc môn sinh trưởng một cách bình thường. Sau 1 – 2 năm, chiều cao của trẻ có thể thấp hơn rõ rệt so với bạn cùng tuổi. Chính vì vậy, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ trước 10 giờ đêm, tạo môi trường lý tưởng để trẻ có giấc ngủ sâu và đảm bảo mỗi ngày trẻ được ngủ 8 – 9 tiếng.

Khuyến khích trẻ chơi những môn thể thao có lợi cho phát triển chiều cao

Vận động cơ thể không những giúp tăng sức đề kháng, khiến trẻ vui tươi, hoạt bát mà còn là điều kiện thúc đẩy chiều cao ở trẻ. Bạn có thể hướng dẫn trẻ chơi các môn thể thao hợp lý như bơi lội, vũ đạo, cầu lông, xà đơn, nhảy dây…

Hoài Ngọc

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/nguyen-nhan-anh-huong-lon-den-chieu-cao-cua-tre-co-the-ban-khong-ngo-den-c5a305581.html