Nguy hiểm khôn lường của bệnh nhược thị

Cận, loạn hay viễn thị là các tật khúc xạ về mắt mà chúng ta đã quen thuộc và ít nhiều được trang bị kiến thức. Nhưng có một loại bệnh khác về mắt, khá nhiều người mắc, có thể dẫn tới mù lòa mà chưa nhiều người quan tâm, đó chính là bệnh nhược thị hay còn gọi là tật

Giáo sư, bác sĩ Ruskulova Elvira, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt-Nga Hạ Long khám mắt cho trẻ.

Giáo sư, bác sĩ Ruskulova Elvira, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt-Nga Hạ Long khám mắt cho trẻ.

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của mắt. Vì nhiều nguyên nhân mà con đường dẫn truyền hình ảnh từ mắt đến dây thần kinh thị giác và đến não bị gián đoạn, làm cho não không nhận biết được hoàn toàn hình ảnh. Nói đơn giản hơn thì đây chính là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra, do một sự trở ngại nào đó trong quá trình phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Mắt được gọi là nhược thị khi trẻ có thị lực sau chỉnh kính tối đa dưới 7/10, đồng thời không phát hiện được tổn thương thực thể nào qua thăm khám.

Nguyên nhân phổ biến của nhược thị là lác (lé) mắt. Để tránh song thị do mắt không thẳng trục, não sẽ bỏ qua tín hiệu thị giác từ bên mắt bị lệch trục, dẫn đến nhược thị ở mắt đó (mắt lười). Loại nhược thị này được gọi là nhược thị do lác.

Nhược thị do tật khúc xạ. Ở những trẻ có tật khúc xạ cận, viễn, loạn nhưng do không được phát hiện sớm, không được đeo kính kịp thời, mắt cũng sẽ bị nhược thị. Đôi khi, nhược thị là do tật khúc xạ không đều ở 2 bên mắt, mặc dù trục mắt bình thường. Ví dụ, một mắt có thể bị cận thị hoặc viễn thị đáng kể, trong khi mắt kia thì không. Hoặc một mắt có thể bị loạn thị đáng kể còn mắt kia thì không. Trong trường hợp này, não dựa trên mắt ít tật khúc xạ không điều chỉnh hơn và “bỏ quên” hình ảnh mờ từ mắt kia, gây nhược thị ở mắt không được sử dụng. Đây được gọi là nhược thị do bất đồng khúc xạ (hoặc nhược thị do khúc xạ không đều).

Một nguyên nhân nữa dẫn đến bị nhược thị là do thiếu kích thích. Bệnh do một yếu tố nào đó cản trở ánh sáng đi vào và hội tụ trong mắt của trẻ, ví dụ đục thủy tinh thể bẩm sinh. Điều trị kịp thời đục thủy tinh thể bẩm sinh là cần thiết để cho phép thị lực phát triển bình thường.

Bác sĩ Ruskulova Elvira, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt-Nga Hạ Long, cho biết: Qua khảo sát thực tế ở trẻ em độ tuổi từ 6 -15 tuổi, thì chúng tôi nhận thấy có tới 70-80% các cháu bị nhược thị, suy giảm thị lực không thể phục hồi, ngay cả khi các cháu đeo kính cận. Nguy hiểm hơn là trẻ cận thị tiến triển, nhãn cầu mắt tròn như quả bóng, khi bị cận nó dài ra theo hình elip, cứ dài ra 1mm là tăng thêm 1 độ cận. Mắt trẻ bị lồi ra, phần lồi bên trong sẽ đâm vào võng mạc, căng dây thần kinh, suy giảm cơ mắt gây thị lực kém, gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập.

Nhược thị gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và học tập của trẻ em như đọc viết chậm, tiếp thu kém, hay va chạm, té ngã, làm vỡ đồ, khó hòa nhập, cảm thấy mất tự tin. Bệnh nhược thị nguy hiểm ở chỗ, nó diễn biến âm ỉ và sẽ khó phát hiện nếu chúng ta không kiểm tra mắt. Nếu phát hiện muộn sau 12 tuổi, khả năng phục hồi thị lực sẽ rất kém.

2 năm trước, con trai chị Nguyễn Thị Sóng (phường Hùng Thắng, TP Hạ Long) được chẩn đoán bị nhược thị, nhưng cách điều trị chỉ là cắt kính đeo, kê đơn uống thuốc và nhỏ mắt. Tuy nhiên, tình trạng mắt của con không có tiến triển, độ cận ngày càng nặng. Sau khi được giới thiệu, chị Sóng đã đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt –Nga Hạ Long.

Chị Nguyễn Thị Sóng cho biết: “Nhờ sự chăm sóc, điều trị tận tình của các bác sĩ Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long, thị lực của con trai tôi đã cải thiện đáng kể, cơ mắt của con đã khỏe hơn. Sau khi luyện tập nhược thị tại Bệnh viện, bác sĩ cũng hướng dẫn để con tôi tự tập luyện thêm tại gia đình và sau đó quay lại để bắt đầu tập mắt liệu trình tiếp theo".

Bác sĩ RusKulova Elvira, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long, đưa ra lời khuyên: Từ 3 – 6 tháng, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám tật khúc xạ để nhận biết sớm về bệnh, thời điểm vàng để trẻ tập nhược thị cho trẻ ở độ tuổi từ 6-12. Nếu được chăm sóc kịp thời, càng sớm càng tốt để cơ mắt trẻ khỏe lên, cùng với đeo kính cận chính là đơn thuốc để phục hồi chức năng cho mắt. Đến khi 18 tuổi sẽ được phẫu thuật (khúc xạ), khi ấy mắt sẽ đạt được 10/10.

Bác sĩ tư vấn cho gia đình có trẻ bị bệnh nhược thị.

Đối với trẻ nhỏ mắc bệnh nhược thị nên ăn uống, bổ sung nhiều loại trái cây chứa vitamin A và C. Đồng thời cho trẻ tiếp xúc ít với máy tính, điện thoại, tivi mà hãy hòa mình vào môi trường thiên nhiên, được ngắm nhìn màu xanh của cỏ cây sẽ giúp thị lực phát triển.

Hiện nay, hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tại Việt Nam có công nghệ độc quyền điều trị phục hồi thị lực cho trẻ nhược thị đạt chuẩn quốc tế. Ngoài việc đeo kính thường xuyên, việc trẻ được tập mắt để phục hồi thị lực rất quan trọng. Bệnh viện có phác đồ điều trị kết hợp gồm: Nội khoa, massage chân không và sử dụng laser từ trường. Hệ thống máy đồng bộ được chuyển giao trực tiếp từ Châu Âu có khả năng tối đa hóa hiệu quả điều trị trên mắt trẻ em, đặc biệt đối với những bé dưới 8 tuổi. Tại bệnh viện, tùy theo tình trạng bệnh của mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt để đạt hiệu quả cao nhất.

Không còn mất nhiều thời gian lên Hà Nội, giờ đây các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đã có địa chỉ uy tín, tin cậy đưa con đến khám và điều trị nhược thị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hạ Long. Đây là bệnh viện chuyên khoa mắt quốc tế chuẩn với đội ngũ Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ liên bang Nga, xứng đáng là địa điểm uy tín và chất lượng để nâng niu và chăm sóc đôi mắt của hàng triệu trẻ em vùng Đông bắc.

Tường Vi

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/doi-song/202003/nguy-hiem-khon-luong-cua-benh-nhuoc-thi-2473110/