Nguy cơ với Mỹ khi F-22 thiếu động cơ thay thế

Toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ không có động cơ để thay thế.

Máy bay tàng hình F-22 Raptor là thành phần cực quan trọng của lực lượng không quân Mỹ trong nhiệm vụ tác chiến toàn cầu. Tuy nhiên, hiện toàn bộ phi đội chiến đấu cơ thế hệ 5 này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu động cơ F119-PW-100 để thay thế khi hỏng hóc hoặc bảo dưỡng.

Tình trạng này đã được người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân, Tướng Mike Holmes xác nhận tại một sự kiện do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ của Hiệp hội Không quân Mỹ tổ chức.

Tiêm kích F-22.

Tiêm kích F-22.

"Tiêm kích F-22 đã phải cất cách làm nhiệm vụ nhiều hơn nhiều so với kế hoạch bản đầu khi sản xuất. Vì vậy nhu cầu được bảo dưỡng và thay thế động cơ cao hơn dẫn đến tình trạng cạn kiệt động cơ dự trữ trong kho. Đây rõ ràng là môt nguy cơ lớn với Không quân Mỹ", tướng Holmes xác nhận.

Để giải quyết cho tình huống này, Bộ chỉ huy Không quân Mỹ đã tính đến phương án dùng tạm những động cơ kém hơn từ đơn vị chuyên huấn luyện để nâng cấp thêm và lắp cho những chiếc F-22 tại những đơn vị chiến đấu. Hiện phương án này chưa được Không quân và Bộ Quốc phòng Mỹ phê duyệt.

Nói về thực tế Mỹ đang phải đối mặt, phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng lực lượng vũ trang Nga Magomed Tolboev cho rằng, hầu hết phi đội tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ hiện đang có vấn đề với hệ thống động cơ khiến chúng mất đi khả năng cạnh tranh trực tiếp với chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 của Không quân Nga.

Điểm yếu đầu tiên của cặp động cơ trên F-22 là chúng chỉ có thể chuyển động 2 chiều, trong khi đó cặp động cơ trên Su-57 đã cho thấy khả năng cơ động tuyệt với của mình khi nó có thể chuyển động đa chiều.

Cùng với việc thiếu đi sự linh hoạt, lực đẩy của chiến đấu cơ Mỹ cũng bị đánh giá thấp hơn. Theo chuyên gia Nga, Su-57 có khả năng đạt tới tốc độ siêu thanh mà không cần chuyển sang chế độ đốt hậu.

"Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào dù đó là F-22 đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu.

Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-57 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm ở định mức.

Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai", phi công Magomed Tolboev nói.

Muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ - kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.

Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu. Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt.

Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay. Trên dòng tiêm kích tàng hình Su-57, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

Những yếu tố này đã tạo nên sự độc đáo có 1 không 2 của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 do Nga sản xuất so với cả F-22 và F-35 của Không quân Mỹ.

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nguy-co-voi-my-khi-f-22-thieu-dong-co-thay-the-3409338/