Nguy cơ rối loạn khứu giác ở bệnh nhân bệnh hô hấp

Rối loạn khứu giác (chức năng ngửi) xảy ra khi cơ quan khứu giác hay bộ phận cảm nhận mùi bị trục trặc. Đây Là biểu hiện của nhiều bệnh như: viêm xoang, viêm mũi, cảm cúm... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Báo Quảng Ninh điện tử, Cơ quan của Đảng Bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Khứu giác

Mũi là một trong năm giác quan của con người có chức năng cảm nhận mùi.

Về cấu tạo giải phẫu:

- Vùng ngửi nằm ở trần mỗi mũi, ngay sau khoảng cách giữa hai mắt. Vùng này có hình chữ nhật nhỏ, gần như con tem gửi thư, màu vàng, ẩm ướt và có nhiều dịch nhờn.

- Mũi người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh để ngửi, và khoảng 1.000 gen khác nhau nằm trong các tế bào cảm thụ khứu giác này. Mỗi thụ thể thần kinh chỉ phân tích, tiếp nhận một số mùi nhất định.

- Hoạt động của khứu giác: các phân tử mùi thường nhẹ, bay hơi, lan tỏa khắp hốc mũi, và thâm nhập vào mũi nhờ sự vận chuyển của không khí. Tại mũi, nó sẽ tự phân tán vào dịch nhầy được tiết ra từ màng nhầy của mũi. Dịch nhầy sẽ tự liên kết với các dây thần kinh khứu giác để chuyển đổi các thông tin trở thành tín hiệu điện dẫn truyền về não bộ, từ đó não bộ nhận ra mùi.

- Vùng vỏ não dưới thùy trán có một phần nhỏ có liên quan đến khứu giác.

Như vậy, vai trò của khứu giác là nhận biết mùi của thực phẩm, nước uống. Mũi cũng nhận biết các mùi có tính chất độc hại nguy hiểm như mùi của thức ăn bị hư thối, mùi ga, mùi các chất khí độc hại ô nhiễm... Khứu giác còn hỗ trợ sự giao lưu và quan hệ xã hội giữa con người với con người...

Ước tính tổng cộng có >10.000 dạng mùi khác nhau ở trong thiên nhiên.

Mũi con người có thể phát hiện khoảng 4.000 mùi.

Độ nhạy khứu được quyết định bởi số lượng thụ thể nơi niêm mạc khứu. Ở chó thì gấp 100 lần so với người.

Rối loạn khứu giác

Rối loạn khứu giác (chức năng ngửi) xảy ra khi cơ quan khứu giác hay bộ phận cảm nhận mùi bị trục trặc.

Đây là biểu hiện của nhiều bệnh như: viêm xoang, viêm mũi, cảm cúm... ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Một đánh giá 750 bệnh nhân với rối loạn chức năng giác quan, đã cho thấy hầu hết biểu hiện mất cả mùi lẫn vị, rất ít (

Chức năng vị giác ở miệng kháng nhiều với chấn thương hơn so với chức năng khứu giác do cách phân bố thần kinh. Khi tổn thương thần kinh sọ I, vô khứu hoàn toàn thì chỉ còn biết vị ngọt, mặn, chua, đắng và ngòn ngọt (tương đương bột ngọt).

Việc tự phục hồi liên quan đến thời gian: phục hồi tự nhiên hiếm nếu đã lâu trên 6 tháng kể từ lúc tổn thương.

Tỉ lệ thương tật khoảng 10% nếu mất khứu giác toàn bộ, theo cơ quan Quản lý Cựu chiến binh Mỹ.

Các dạng rối loạn khứu giác

- Mất khứu giác: hay “điếc ngửi”. Bệnh nhân hoàn toàn không ngửi được một mùi nào.

- Giảm khứu giác: bệnh nhân mất một phần khả năng ngửi.

- Tăng khứu giác: quá thính mũi, ngửi được những mùi rất nhẹ.

- Khứu giác không chính xác với ngửi mùi không thơm thành thơm hoặc ngược lại và ngửi mùi mà không ai ngửi thấy.

Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2 - 3 lần hàng

Nguyên nhân gây rối loạn khứu giác

- Hẹp hốc mũi bẩm sinh; biến dạng vách ngăn mũi; chít hẹp hốc mũi sau chấn thương.

- Cúm.

- Viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính kèm theo polyp.

- Các bệnh gây nghẹt tắc vùng khứu giác do tổn thương u lành hay ung thư.

- Viêm thần kinh khứu giác do độc tố hoặc virút.

- Hóa chất, hơi độc, bụi, chất ma túy...

- Do sử dụng một số loại thuốc.

- Sử dụng phương pháp trị liệu như tia X, liệu pháp hóa học, lọc máu.

- Thương tổn về thần kinh trong một số bệnh: Alzheimer, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ, bệnh đái tháo đường...

- Chấn thương ở não: tổn thương của thần kinh khứu giác ngoại biên hoặc trung ương.

- Liên quan giữa bệnh nhiễm HIV và rối loạn khứu giác.

- Sự lão hóa của cơ thể.

- Sau phẫu thuật.

- Mất khứu vô căn.

Có hai cơ chế đưa đến rối loạn khứu giác là:

- Tổn thương dẫn truyền do các bệnh của mũi xoang, polyp mũi.

- Tổn thương bộ phận tiếp nhận như cơ quan hay thần kinh khứu giác.

Ở Hoa kỳ có khoảng 2 triệu người bị mất khứu giác, mỗi năm có trung bình 200.000 người đi khám bệnh vì mũi không nhận được mùi.

Tổn thương dẫn truyền điều trị có thể có kết quả. Chấn thương sọ não tỉ lệ phục hồi <10% với="" chất="" lượng="" khứu="" giác="" rất="" kém.<="" p="">

- Khứu giác là một trong năm giác quan có chức năng nhận và phân biệt các mùi.
-Là giác quan cổ xưa nhất, hiện diện ở hầu hết sinh vật sống trong không khí, trong nước và trên đất cạn.-Có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng, an toàn sinh hoạt và duy trì chất lượng cuộc sống.- Khứu giác là một giác quan quan trọng của con người. Khi ăn, ngoài cảm nhận của vị giác,khứu giác có vai trò kích thích tiêu hóa, giúp món ăn được ngon hơn.- Khứu giác rất mau lờn. Tế bào khứu giác được tái tạo cứ mỗi 28 ngày.- Trong thiên nhiên chỉ có 7 mùi cơ bản: xạ hương, long não, hoa, bạc hà, ête, mùi hăng và thối - với trên 10.000 biến dạng hỗn hợp hương.

Điều trị rối loạn khứu giác

Tùy theo nguyên nhân mà có phương pháp điều trị riêng phù hợp đối với từng bệnh nhân. Thông thường có thể chọn một hay nhiều phương pháp điều trị phối hợp như sau:

- Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

- Sử dụng thuốc chống dị ứng.

- Miễn dịch liệu pháp đối với dị ứng nguyên.

- Dùng thuốc steroids uống hoặc xịt mũi.

- Một số tác giả đề nghị dùng Corticoide liều cao (1mg/kg/24giờ) trong 10 ngày đối với người mất khứu giác sau cảm cúm.

- Nếu do chấn thương não thì sau khi chấn thương hồi phục, bệnh nhân có thể ngửi trở lại.

- Phẫu thuật cắt bỏ polyp, chỉnh hình vách ngăn trong mũi.

Phương pháp bảo vệ khứu giác

Rối loạn khứu giác tuy không gây giảm sút nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể ăn phải thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc, ngồi trong phòng kín bị rò rỉ khí ga nhưng không biết... gây nên những hiểm họa khôn lường. Vì vậy, việc bảo vệ khứu giác rất quan trọng.

Cách tốt nhất để bảo vệ khứu giác là phòng và điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác nói trên, như chữa các bệnh: cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang... một cách triệt để. Trong sinh hoạt mọi người nên đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… mỗi khi ra đường. Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2 - 3 lần hàng ngày hoặc mỗi khi đi ra ngoài về nhà để làm sạch niêm mạc mũi.

Tiền sử hút thuốc lá:

- Chức năng khứu giác giảm tương ứng với liều thuốc lá tích lũy.

- Ngừng thuốc lá có thể cải thiện dần chức năng khứu giác theo thời gian.

Luyện tập khứu giác như ngửi mùi các loại hoa, thức ăn cho quen... để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị khi bệnh mới phát triển…

Chú ý để keo xịt tóc, thuốc tẩy rửa, thuốc trừ sâu... ở nơi thoáng khí để tránh hít phải hơi hóa chất độc hại.

Hỗ trợ người mất khứu giác

- Cần có thiết bị phát hiện khói và lửa trong nhà.

- Chuyển sử dụng thiết bị nấu bếp dùng nhiệt thành điện hoặc thiết bị không gây nổ.

- Nếu chưa xác định rõ nguyên nhân: trấn an.

- Cải thiện hình thức chế độ ăn để bù trừ cảm nhận: tăng vị, màu sắc, cấu trúc và cảm giác của các thức ăn.

- Nên giải trừ mặc cảm ở bệnh nhân: để cho bệnh nhân mạnh dạn tâm tình về các khó khăn do các vấn đề về mùi.

Theo BS.CKII. HUỲNH TRƯƠNG QUỐC NGỌC/Suckhoedoisong.vn

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/doi-song/201811/nguy-co-roi-loan-khuu-giac-o-benh-nhan-benh-ho-hap-2406651/