Nguy cơ phình mạch máu do sử dụng thuốc ung thư

Một nghiên cứu mới tại Pháp cho thấy, nhóm thuốc điều trị ung thư tác dụng lên cơ chế tăng sinh mạch máu có nguy cơ dẫn đến hiện tượng bóc tách thành mạch và phình mạch.

Thuốc ức chế tăng sinh mạch máu là một nhóm thuốc chống ung thư lớn với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Điểm chung là đều ức chế yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch (VEGF) gây hạn chế sự hình thành các mạch máu mới để nuôi dưỡng khối u. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn rất ít thông tin về các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này trên thành mạch máu.

BS. Pernelle Noize, Đại học Bordeaux chia sẻ: “Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng các thuốc tác dụng lên tăng sinh mạch máu với hai tình trạng bóc tách và phình mạch máu. Dựa trên nguy cơ này và thực tế ltỉ lệ sử dụng các thuốc chống tăng sinh mạch trong điều trị ung thư đang tăng lên, chúng tôi thấy cần phải thông báo với các đồng nghiệp về nguy cơ này”.

Phình mạch máu - một tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có khi dùng thuốc ung thư.

Phình mạch máu - một tác dụng phụ nghiêm trọng có thể có khi dùng thuốc ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên nhiều cơ sở dữ liệu lớn như VigiBase, WHO và phát hiện được 217,000 ca có bóc tách hoặc phình mạch có liên quan tới 14 loại thuốc điều trị ung thư. Kết quả cho thấy, trong vòng 15 năm (2005-2019), ghi nhận 494 trường hợp có bóc tách hoặc phình mạch. Trong đó 88% là các ca nghiêm trọng, 18% là các ca đe dọa tới tính mạng và 25% (120) ca tử vong. Trong số các các thuốc bị nghi ngờ, bevacizumab xuất hiện trong 222 ca, sunitinib trong 71 ca và everolimus trong 55 ca.

DS. Nguyễn Thanh Bình

(Medscape tháng 4/2021)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-phinh-mach-mau-do-su-dung-thuoc-ung-thu-n189840.html