Nguồn gốc ít ai ngờ của câu 'cạn tàu ráo máng'

Hầu như ai cũng biết, 'máng' ở trong thành ngữ 'cạn tàu ráo máng' là dụng cụ rất phổ biến ở vùng nông thôn, dùng để đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, gia cầm nuôi nhốt...

Khi lên án cách đối xử tồi tệ, không còn tình nghĩa giữa người với người, cha ông ta thường dùng thành ngữ “ cạn tàu ráo máng”. Câu này có nguồn gốc từ đâu?

Khi lên án cách đối xử tồi tệ, không còn tình nghĩa giữa người với người, cha ông ta thường dùng thành ngữ “ cạn tàu ráo máng”. Câu này có nguồn gốc từ đâu?

Hầu như ai cũng biết, “máng” ở trong thành ngữ này là dụng cụ rất phổ biến ở vùng nông thôn, dùng để đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, gia cầm nuôi nhốt.

“Tàu” cũng là một loại máng lớn dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. Về sau từ này còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa, giống như chuồng nhưng quy mô lớn hơn.

“Cạn tàu ráo máng” có thể hiểu nôm na là để cho các con vật mình nuôi chẳng có đồ ăn, nước uồng, phải chịu đói, chịu khát đến cùng kiệt.

Đây thực sự là hành vi tàn nhẫn, bởi các loài vật nuôi này phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của con người, không thể tự kiếm ăn khi bị buộc dây hoặc nhốt trong chuồng. Ảnh: Vietnamnet.

Như vậy, thành ngữ “cạn tàu ráo máng” có nghĩa đen là chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn, trâu bò...

Hiểu rộng hơn, một kẻ đã vô tâm với những con vật mình nuôi thì hẳn cũng sẵn lòng hành xử nhẫn tâm với người khác. Nói vật để chỉ người là như vậy...

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguon-goc-it-ai-ngo-cua-cau-can-tau-rao-mang-1488188.html