Người xưa thường làm gì với thi hài người chết?

Vào thời xưa, sau khi qua đời, bên cạnh việc chôn cất, thi hài người chết được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như một số bộ phận thi thể người quá cố (xương, hộp sọ...) được dùng làm trang sức, nhạc cụ...

Một số nền văn hóa cổ xưa sử dụng hộp sọ lấy từ thi hài người chết làm thành những chiếc cốc hoặc bát để chứa đồ uống.

Những chiếc hộp sọ lâu đời nhất thế giới được người xưa làm như vậy có niên đại khoảng 14.700 năm.

Các nhà khảo cổ phát hiện người Aztec sử dụng xương người chết để tạo ra một số vật dụng hàng ngày như kim, lược...

Xương người chết cũng được người xưa chế tác thành trang sức.
Trong đó, các chuyên gia tìm thấy hộp sọ làm bùa hộ mệnh có niên đại vào năm 3500 trước Công nguyên ở Neuchatel, Thụy Sĩ.

Người Aztec khiến nhiều người giật mình khi chế tạo một loại nhạc cụ có tên gọi omichicahuaztli từ xương người.

Theo đó, người Aztec sử dụng xương chân hoặc cánh tay để tạo ra nhạc cụ omichicahuaztli.

Các nhà khảo cổ phát hiện một số bộ xương cổ xưa trong hang động ở Lapa do Santo, Brazil.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vào hơn 9.000 năm trước, người xưa đã loại bỏ răng ra khỏi tử thi sau khi họ qua đời.

Một số thi hài có dấu vết bị hỏa thiêu hoặc bị đồng loại ăn thịt.

Mời quý độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới (nguồn: VTC1)

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-xua-thuong-lam-gi-voi-thi-hai-nguoi-chet-1079454.html