Người xưa bị nhiễm độc arsen dễ dàng thế nào?

Nhà hóa học Thụy Điển Carl Scheele đã sáng chế ra loại sơn màu xanh lục, được gọi là màu xanh Scheele. Loại sơn này được dùng phổ biến trong các đồ gia dụng như giấu dán tường, vải... Tuy nhiên, nó lại là 'sát thủ thầm lặng' khiến con người nhiễm độc arsen mà không hay biết.

Người xưa đã nhiễm độc arsen mà không hề hay biết từ một loại sơn tưởng chừng vô hại. Cụ thể, vào năm 1778, nhà hóa học Thụy Điển Carl Scheele gây chú ý khi sáng chế ra loại sơn màu xanh lục, được gọi là màu xanh Scheele.

Người xưa đã nhiễm độc arsen mà không hề hay biết từ một loại sơn tưởng chừng vô hại. Cụ thể, vào năm 1778, nhà hóa học Thụy Điển Carl Scheele gây chú ý khi sáng chế ra loại sơn màu xanh lục, được gọi là màu xanh Scheele.

Màu xanh Scheele có giá thành rất rẻ và dễ sản xuất. Do vậy, nó trở thành màu sơn phổ biến được người ta sử dụng trong việc sản xuất các mặt hàng gia dụng kể từ đó.

Hơn 100 năm sau, các nhà hóa học mới chú ý đến loại sơn màu xanh lục trên sau khi phát hiện có nhiều người nhiễm độc arsen.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đi đến kết luận các vật dụng phun loại sơn Scheele bị ẩm và trở nên xốp.

Theo đó, nó tạo ra một phản ứng hóa học và tạo thành hợp chất đồng arsenic. Về sau, một phản ứng khác xảy ra và khiến arsen bay hơi vào không khí.

Những người sống trong ngôi nhà có những vật dụng được phủ lớp sơn màu xanh Scheele sẽ nhiễm độc arsen từ từ.

Sau một thời gian dài sống trong môi trường đó, cả người lớn và trẻ em có những triệu chứng nhiễm độc arsen như đau bụng và sưng phù chân tay. Thậm chí, một số trường hợp qua đời vì nhiễm độc arsen mà không hề hau biết.

Không chỉ người dân, tầng lớp quý tộc ở châu Âu cũng mất mạng vì loại sơn này. Nổi tiếng là trường hợp của hoàng đế Pháp Napoleon. Các chuyên gia phát hiện lượng lớn arsen được tìm thấy trong tóc của vị hoàng đế này.

Lý do khiến Napoleon nhiễm arsen là do màu xanh Scheele của giấy dán tường khi sống những ngày tháng cuối cùng trong ngôi nhà trên hòn đảo St. Helena.

Không riêng Napoleon, một đứa bé và quản gia của Napoleon cũng qua đời trong khoảng thời gian trên vì lý do tương tự.

Mời quý độc giả xem video: Tranh cãi vượt ngưỡng arsen trong nước mắm (nguồn: VTC1)

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-xua-bi-nhiem-doc-arsen-de-dang-the-nao-1084097.html