Người trẻ nơi công sở làm sao để khắc phục bệnh lo âu vì 'viêm màng túi'

Thực ra, lo âu không phải bệnh hay sai lầm, nó chỉ là một phương thức tư duy không tốt. Lo âu không đáng sợ, đáng sợ là bạn vì lo âu mà tự phủ định mình, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.

Vài ngày trước, tin tức cậu bé 7 tuổi người Mỹ, Ryan trở thành CEO, bỏ túi cho mình hàng trăm triệu đồng đã khiến không ít người kinh ngạc.

Không ít người để lại bình luận cảm thán:

"Người ta 7 tuổi đã có kinh nghiệm 4 năm điều hành công ty, kiếm hàng trăm triệu, bà già 9X này thì vẫn chật vật lương tháng bèo bọt, lo trả tiền thuê nhà cũng đủ sốt vó lên."

"Mẹ bỉm sữa, đi làm 5 năm, tiết kiệm mỏng dính. Mỗi tháng mua bỉm với sữa xong, đến tiền mua dưa hấu cũng chẳng còn…"

Đúng vậy, thời đại này, luôn có những người chạy phía trước bạn, mặc kệ bạn có đuổi kiểu gì cũng không kịp, không bao giờ có thể ưu tú hơn người khác.

Anh hàng xóm nhà bên, tốt nghiệp cao đẳng, chỉ dựa vào làm vlog, một tháng kiếm được trăm triệu, cô bạn hàng xóm học hành vô cùng bình thường ngày xưa thỉnh thoảng lại đăng lên trang cá nhân vài cái túi Channel…

Thế thì làm sao mà không cuống? Không lo âu?

Thực ra, lo âu không phải bệnh hay sai lầm, nó chỉ là một phương thức tư duy không tốt. Lo âu không đáng sợ, đáng sợ là bạn vì lo âu mà tự phủ định mình, ảnh hưởng tới hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống.

Trong tâm lý học, cách để giải tỏa lo âu có rất nhiều, hôm nay, tôi muốn giới thiệu với mọi người cách mà tôi cho là rất hữu hiệu, cũng là một phương pháp rèn luyện tư duy rất đơn giản: tự nói chuyện với mình. Hi vọng có thể giúp đỡ bạn vào những lúc mà bạn cảm thấy thất vọng, buồn bã.

Trong tâm lý học, cách để giải tỏa lo âu có rất nhiều, hôm nay, tôi muốn giới thiệu với mọi người cách mà tôi cho là rất hữu hiệu, cũng là một phương pháp rèn luyện tư duy rất đơn giản: tự nói chuyện với mình. Hi vọng có thể giúp đỡ bạn vào những lúc mà bạn cảm thấy thất vọng, buồn bã.

Tự nói chuyện với mình bao gồm 3 bước:

Bước 1: Làm rõ thực tế và tưởng tượng

Nếu mai bạn có báo cáo quan trọng phải trình bày, tối hôm trước, có thể bạn sẽ cảm thấy bất an một chút, kiểu như: Nếu ngày mai mình trình bày không tốt thì làm sao? PPT bỗng nhiên hỏng thì làm sao? Nhỡ lãnh đạo có ấn tượng xấu về mình thì làm sao? Có khi nào thấy mình không có năng lực không?

Thực ra, những điều này không hề xảy ra, chỉ là bạn tưởng tượng ra mà thôi. Những tưởng tượng, suy nghĩ này sẽ biến thành một chuỗi lo lắng và tự phủ định mình.

Ví dụ khác, phương án của bạn ở cuộc họp bị lãnh đạo phản bác, bạn có thể sẽ nghĩ rằng, có phải sếp có định kiến gì với mình? Có phải thấy năng lực làm việc của mình không được? Sao có mỗi việc thế này mà mình cũng không làm tốt?

Lãnh đạo đưa ra ý kiến với công việc của bạn, đây là thực tế, nhưng hoạt động tâm lý chủ quan phía sau, lại là do bạn tưởng tượng. Khi bạn rơi vào vòng lo âu, hãy nhắc nhở mình, những tưởng tượng tiêu cực và thất bại mà bạn nghĩ ra đều không phải là sự thật, vì sao bạn lại phải lo lắng vì mấy việc thậm chí còn chưa hề xảy ra?

Bước 2: Thay đổi tư duy phàm là việc gì cũng nghĩ theo hướng tiêu cực

Rất nhiều người trong chúng ta, khi đối mặt với những việc quan trọng sẽ sản sinh ra phản xạ tiêu cực theo bản năng. Chẳng hạn như con gái khi yêu, rõ ràng đằng trai chẳng làm gì sai, nhưng cô ấy lại không thể kiểm soát mình không suy nghĩ lung tung: có phải anh ấy không yêu mình không? Có phải anh ấy thấy mình phiền không?

Nếu đối phương có việc bận, không thể nghe điện thoại, cô ấy thậm chí còn nghĩ: có khi nào anh ấy đang ở cùng người con gái nào khác?

Thực ra, rõ ràng cô ấy biết kiểu suy nghĩ như vậy là không nên, là có hại, nhưng nó đã trở thành phản xạ bản năng mất rồi.

Vậy, làm sao mới có thể thoát ra được khỏi những suy nghĩ như vậy?

Có một phương pháp rất hay đó là, chuyển sự tập trung chú ý.

Khi bạn đang lo âu, phiền não, hãy đếm mạch, đếm trong một phút, hoặc nhìn đồng hồ, đếm theo giây, hoặc nhìn ra ngoài đường đếm xem có bao nhiêu người mặc áo trắng… những chuyện này tuy đơn giản, nhưng lại cần tới sự tập trung, sự tập trung này rất khó thực hiện khi bạn đang có suy nghĩ tiêu cực, chỉ sau vài phút, bạn sẽ thấy những cảm xúc tồi tệ biến mất không dấu vết.

Bước 3: Không làm gì cả

Đúng vậy, không làm gì cả. Hai phương thức trên là đang chủ động tấn công cảm xúc tiêu cực, nhưng bước cuối cùng, lại là quên đi tất cả, không làm gì hết.

Chẳng hạn: bây giờ hãy nhắm mắt lại, nói với mình: đừng có nghĩ tới hình dạng của cái điện thoại nữa. Làm gì cũng được, đừng nhớ cái điện thoại là được.

Ok, giờ mở mắt ra, não bạn nhất định đều là điện thoại.

Khi bạn cố gắng không suy nghĩ về điều gì đó, não bạn sẽ càng khắc sâu điều đó hơn. Cũng giống như chúng ta, đôi khi đọc được những bình luận mang tính tiêu cực ở bài đăng hoặc ý kiến của mình, rất nhiều người sẽ cảm thấy tủi thân, tự an ủi mình rằng không cần để ý, nhưng không lâu sau lại không nhịn được mà đi giải thích, tranh luận. Bạn càng như vậy, những cái bóng của những bình luận tiêu cực trong lòng bạn sẽ càng lớn.

Thực ra, trong 100 dòng bình luận, chỉ có 1,2 câu là không tốt thôi, nhưng tới cuối cùng bạn, bạn lại chỉ ghi nhớ đúng 1,2 câu ấy.

Tương tự, bạn càng bảo mình phải thoát ra khỏi sự lo âu, sự lo âu trong não bạn càng in sâu.

Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng này chính là không nghĩ về nó, đừng làm gì cả. Gặp bình luận không đâu, đừng đọc, xóa thẳng tay, hoặc không để ý luôn. Gặp những sự việc khiến bạn lo âu, căng thẳng, thất vọng, nếu bạn quá tập trung vào cảm xúc tiêu cực ấy, đau đớn của bạn sẽ ngày càng khuếch đại. Nhưng nếu bạn không để ý tới nó, những đau khổ đó cũng sẽ biến mất trong vô thức.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về "cách thoát khỏi lo âu" dưới góc độ tâm lý học công sở, mong rằng mỗi chúng ta đều trải qua mỗi ngày thật vui vẻ ở nơi làm việc!

Thiên Vy

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/nguoi-tre-noi-cong-so-lam-sao-de-khac-phuc-benh-lo-au-vi-viem-mang-tui-52020228101536633.htm