'Người tình mùa đông' Như Quỳnh trải lòng lý do làm mẹ đơn thân nuôi con gái 12 tuôỉThanh Hằng và Chi Pu lộ cảnh nóng đồng tính trong phim mới?Đạo diễn phim 'Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi': không ép ai cứu phim của mìnhGiải cứu 'Trời sáng rồi, ta đi ngủ t

Từng là 'người tình mùa đông' của hàng triệu đấng mày râu, ở tuổi 49, nữ ca sĩ nổi tiếng Như Quỳnh vẫn lẻ bóng một mình và làm mẹ đơn thân của một cô con gái 12 tuổi.Sau khi 'Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi' ra rạp ngày 27/9, ngày 28/9, trên trang Facebook cá nhân của đạo diễn bộ phim đã xuất hiện một bức 'tâm thư' kêu gọi khán giả ra rạp ủng hộ bộ phim. Nội dung bức tâm thư lập tức làm dấy lên những phản ứng trái chiều từ khán giả. Tuy nhiên, công tâm mà nói, có phải khán giả đang phản ứng một cách quá nhạy cảm?Bước vào mùa thu, mùa đẹp và buồn nhất trong năm, dường như làng văn nghệ thế giới cũng đẹp và dễ chịu hơn rất nhiều, ở cả mảng điện ảnh hay âm nhạc, với những tác phẩm không chỉ để xem đó rồi thôi mà thực sự cuốn người ta vào một thế giới và bầu trời của riêng nó.

Chia sẻ về điều này, Như Quỳnh thẳng thắn cho rằng, hạnh phúc nào cũng phải trải qua thử thách và hy sinh. Khi được hỏi cô có tin vào câu nói “hồng nhan bạc phận”, nữ ca sĩ bày tỏ, thời nay, câu nói đó không đúng lắm, vẫn có rất nhiều phụ nữ đẹp hạnh phúc và may mắn. “Tôi cũng có niềm hạnh phúc khi là ca sĩ được khán giả yêu thích qua những nhạc phẩm do mình thể hiện. Trong cuộc sống riêng, tôi là người mẹ độc thân có một con gái năm nay 12 tuổi, rất ngoan và tình cảm. Nếu sau này có ai yêu tôi đi nữa thì hãy yêu Quỳnh Như (tên thật của cô – PV) chứ không phải ca sĩ Như Quỳnh” – giọng ca “Duyên phận” trải lòng.

Ở tuổi 49, nữ ca sĩ Như Quỳnh vẫn lẻ bóng một mình và làm mẹ đơn thân của một cô con gái 12 tuổi.

Ở tuổi 49, nữ ca sĩ Như Quỳnh vẫn lẻ bóng một mình và làm mẹ đơn thân của một cô con gái 12 tuổi.

Như Quỳnh tâm sự thêm, quan niệm của cô khi yêu là cho hết và không tính toán, dù chia tay vẫn quý mến và coi đối phương như bạn. Nữ ca sĩ không chủ động đi tìm vì nếu thực là duyên sẽ tự đến, chia tay cũng là hết duyên thôi. “Như Quỳnh cũng như bao phụ nữ khác, muốn có một bờ vai để dựa vào, nhất là sau những đêm diễn trút hết năng lượng trên sân khấu. Nhưng vì lo tập trung nghệ thuật và gia đình, chăm cha già con nhỏ nên không nghĩ nhiều đến chuyện tình cảm”, cô khẽ thở dài.

Nhưng vì tập trung làm nghệ thuật và gia đình, chăm cha già con nhỏ, nên Như Quỳnh không nghĩ nhiều đến chuyện tình cảm

Không chỉ lận đận tình duyên, theo tiết lộ của MC Trấn Thành – một fan hâm hộ cuồng nhiệt của cô – tình trạng sức khỏe của Như Quỳnh hiện đang không được tốt trong suốt một thời gian dài, khiến nhiều người lo lắng.

Khi xem lại chương trình Trấn Thành chia sẻ trên truyền hình, Như Quỳnh có liên lạc với nam MC nhưng do Mỹ và Việt Nam trái múi giờ nên cô chưa có dịp nói chuyện với anh. Như Quỳnh không giận, thậm chí còn cảm ơn đàn em vì đã rất yêu thương, quan tâm đến mình. Tuy nhiên cô cho biết, hiện tại mình rất ổn.

“Về mặt sức khỏe, ai chẳng có lúc mệt mỏi. Nhất là sau khi mẹ qua đời, Như Quỳnh mất đi chỗ dựa tình cảm. Là chị cả trong gia đình, mọi việc Như Quỳnh phải lo hết cho nên thời gian qua buồn nhiều hơn vui, chỉ có bước lên sân khấu tôi mới tạm quên đi nỗi buồn. Cảm ơn Trấn Thành, Thành tài giỏi, sống nội tâm và dễ thương, dù ít gặp nhưng hai chị em rất hiểu nhau”, Như Quỳnh trải lòng.

Năm 2018, Như Quỳnh lần đầu tham gia “Đêm Tình Nhân” nhưng nhận được sự đầu tư đặc biệt từ ban tổ chức và sự cổ vũ của hàng nghìn khán giả. 20/10 năm nay nữ ca sĩ “Người tình mùa đông” sẽ quay lại với “Đêm Tình Nhân 6” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, Hà Nội.

Chia sẻ về việc ít xuất hiện biểu diễn ở Việt Nam thời gian qua, Như Quỳnh cho biết sau khi mẹ mất, cô chăm chỉ làm việc để quên đi nỗi buồn, liên tục hát cho trung tâm Thúy Nga, các trung tâm hải ngoại ở Mỹ và các nước.

20/10 tới đây, Như Quỳnh sẽ trở về Việt Nam biểu diễn trong “Đêm Tình Nhân 6” bên cạnh các giọng ca nữ đồng nghiệp xinh đẹp Minh Tuyết, Lưu Bích, Thanh Hà, Kỳ Duyên và những nam ca sĩ nổi tiếng hải ngoại: Bằng Kiều, Elvis Phương, Nguyễn Hưng, Quang Lê. Có nhiều khán giả thắc mắc, Minh Tuyết được biết đến là bạn diễn của Bằng Kiều, Lưu Bích “bắt cặp” với Nguyễn Hưng, còn Như Quỳnh chưa từng là “tình nhân sân khấu” của ai trong số những nam ca sĩ tên tuổi trên, họ chỉ biết đến “cặp đôi” Như Quỳnh và Mạnh Đình mà thôi.

Giải đáp thắc mắc này, Như Quỳnh cho hay: “Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình, Trường Vũ và Như Quỳnh từng hát với nhau trên video hay các show khác nên quen thuộc và dễ dàng phối hợp nhưng nếu có thay đổi “kép” cũng vui và có thể mang bất ngờ đến cho khán giả”.

Biểu diễn tại thủ đô lần này, Như Quỳnh cho biết sẽ có những tiết mục hấp dẫn dàn dựng mới lạ không kém gì “Nửa vầng trăng”, “Người tình mùa đông” mà cô thể hiện năm 2018.

Bài: Thùy Dương

Thanh Hằng và Chi Pu lộ cảnh nóng đồng tính trong phim mới?

Giải Trí

Chia sẻ

Những ngày vừa qua, khán giả được dịp xôn xao về màn kết hợp đặc biệt giữa hai diễn viên Thanh Hằng và Chi Pu trong phim điện ảnh “Chị Chị Em Em” sẽ chính thức ra rạp vào đúng dịp Noel năm 2019. Từ những hình ảnh trên poster đến teaser được bhà sản xuất công bố, “Chị Chị Em Em” nhanh chóng gây tò mò bởi nhiều tình tiết bí ẩn, ly kỳ.

Bức ảnh Thanh Hằng và Chi Pu trong trạng thái âu yếm, gợi cảm được một người trong đội ngũ phát hành tiết lộ.

Mới đây, cộng đồng mạng lại càng phấn khích hơn nữa khi một tấm hình cực táo bạo của Thanh Hằng và Chi Pu trong phim “Chị Chị Em Em” bất ngờ được đăng tải. Trong đó, hai nữ diễn viên đều diện đồ dây gợi cảm, bịt mắt bằng dải lụa đỏ với tư thế tạo dáng nóng bỏng. Hình ảnh này như thêm phần khẳng định cho lời đồn đoán bộ phim “Chị Chị Em Em” sẽ mang yếu tố đồng tính nữ, nói về câu chuyện tình yêu giữa người phụ nữ xinh đẹp, kiêu kì Thiên Kim (Thanh Hằng) và cô bé mồ côi, quê mùa Bảo Nhi (Chi Pu).

“Chị Chị Em Em” kể về mối quan hệ đầy ẩn ức và nguy hiểm của 2 người phụ nữ do Thanh Hằng và Chi Pu thủ vai.

Trong khi Thanh Hằng là nữ diễn viên đã quen mặt trên màn ảnh rộng với những vai diễn sắc sảo, đúng chất “chị đại” thì Chi Pu lại là “nàng thơ” với vẻ ngoài trong sáng, dịu dàng. Lần đầu tiên kết hợp ở phim điện ảnh “Chị Chị Em Em”, cặp chị em Thanh Hằng và Chi Pu gợi lên muôn vàn suy đoán của khán giả về những mối quan hệ tình cảm kỳ lạ, rối ren và bí ẩn giữa ba nhân vật Thiên Kim, Bảo Nhi và chồng của Thiên Kim.

Thanh Hằng và Chi Pu là hai mỹ nhân đại diện cho thế hệ của họ.

Chị Chị Em Em” là một bộ phim tâm lý – giật gân quy tụ toàn những tên tuổi danh tiếng. Bên cạnh hai gương mặt đình đám Thanh Hằng và Chi Pu, đứng sau bộ phim chính là đạo diễn Kathy Uyên và nhà sản xuất Timothy Linh Bùi, cùng với đạo diễn hình ảnh Bob Nguyễn – người vừa đoạt giải “Cánh diều Vàng” năm 2018 nhờ những thước phim duy mỹ của “Song Lang”. “Chị Chị Em Em” hứa hẹn sẽ là một bộ phim hấp dẫn về mặt nội dung, đặc biệt với những úp mở về mối quan hệ giữa hai người đẹp trong phim.

Đạo diễn phim “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”: không ép ai cứu phim của mình

Giải Trí

Chia sẻ

Lời kêu cứu của đạo diễn Chung Chí Công vô tình đẩy “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” trở thành đề tài tranh cãi của dư luận. Dù thật lòng, với anh, mong muốn khán giả ra rạp chỉ là “mơ ước bình thường và rất đỗi tự nhiên của bất cứ ai dốc lòng làm ra một sản phẩm”.

Từng được biết đến là nhà sản xuất, biên kịch và giám đốc mỹ thuật của “Nhắm mắt mùa hè” nhưng “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” như một cú liều của Chung Chí Công. Bởi đây là lần đầu tiên anh ngồi ghế đạo diễn, sớm hơn 10 năm so với dự tính.

Phim có kinh phí thấp, vắng bóng ngôi sao hạng A cũng chẳng PR rầm rộ trước khi ra rạp, nội dung phim được đánh giá là giản đơn, nhẹ nhàng. Đúng tiêu chí của phim độc lập, yên phận mình giữa màn bạc đầy ắp kỹ xảo, kịch tích. Vậy mà, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” lại khơi lên những ồn ào, điều mà đạo diễn Chung Chí Công chưa từng muốn có. Đẹp đã có buổi trò chuyện thẳng thắn cùng anh xoay quanh những vấn đề này.

“Nếu yêu phim thì hãy yêu phim bây giờ”

Sau lời kêu gọi cần 1.500 bạn trẻ cứu phim, anh nhận thấy số lượng khán giả có tăng lên đáng kể?

Sau lời chia sẻ đó trên trang cá nhân, lượng khán giả yêu mến phim quyết định ra rạp sớm đã tăng gấp đôi so với hôm trước. Vừa là tín hiệu vui cho bộ phim, cũng là áp lực cho cả ekip tiếp tục cố gắng làm việc để không phụ lòng tin yêu của mọi người.

Nhưng lời kêu gọi ấy cũng gây phản ứng trái chiều. Có một câu hỏi được đặt ra “Tại sao phải cứu một sản phẩm khi bản thân nó chưa tốt?”. Lời đáp của anh là gì?

Trong phần chia sẻ đó, tôi có viết rất rõ là mình thật sự cần trước hết là những ai có quan tâm đến bộ phim, biết tới nó và có ý định xem nhưng chưa ra rạp thì hãy dành thời gian cho phim vì biết đâu ngay ngày mai nó sẽ không còn ở đó nữa. Tôi thật sự cần mọi người “nếu có yêu phim thì hãy yêu phim bây giờ”, chứ không “muốn” mọi người phải làm như vậy, hay bắt ép mọi người bỏ tiền ra cho một sản phẩm không tốt để cứu nó.

Đạo diễn Chung Chí Công

– Vẻ như nhiều người đã hiểu sai ý anh?

Tôi cần mọi người nếu đã tin và yêu bộ phim thì hãy hành động bằng cách chia sẻ về phim đến bạn bè mình, đến những cộng đồng yêu phim Việt. Bản thân bộ phim vào ngày ra rạp đã là của khán giả chứ không còn là của tôi và ekip nữa. Nếu phim may mắn được ai đó thương thì những người làm cha làm mẹ này cũng mong nó được khôn lớn đủ đầy.

Tôi nghĩ đó là một mơ ước bình thường và rất đỗi tự nhiên của bất cứ ai dốc lòng làm ra một sản phẩm và mong đứa con của mình đến được với công chúng. Bản thân tác phẩm phải sống được thì nhà làm phim mới sống được và có thể tiếp tục hành trình làm nghề của mình. Niềm tin vào những điều tốt đẹp là quan trọng, sự ghi nhận những nỗ lực là quan trọng nhưng cơm áo gạo tiền cũng không đùa với khách thơ.

Từ chuyện yêu cho đến chuyện làm phim: quan trọng là phù hợp!

Tại sao lại là “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Có bao giờ bạn trằn trọc cả đêm vì vài chuyện cần phải suy nghĩ. Đến khi mặt trời mọc, nghĩ thông được mọi việc thì bản thân thở phào nói: “OK trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi!”. Tựa phim bắt đầu đơn giản như vậy.

Hẳn anh quá rõ công thức làm phim ở xứ mình, chí ít cũng phải có người nổi tiếng hay một cái tên hút phòng vé nào đó?

Nói thật, khi bắt đầu làm phim này, tôi luôn mang một nỗi tự ti. Dù từng sản xuất “Nhắm mắt thấy mùa hè” nhưng ở vị trí đạo diễn, tôi chỉ là con số 0. Nếu như mời Hoàng Thùy Linh, Tóc Tiên cho đúng chuẩn phim âm nhạc có ca sĩ hát hay thì chắc gì mấy cổ chịu đến. Mà nếu đến cast thật thì chắc cũng vì lịch sự thôi.

Quốc Hoàng (vai Tâm) và Thúy Vy (vai Thanh)

Vậy bằng cách nào anh tìm ra Thúy Vy và Quốc Hoàng?

Bằng 2 post trên facebook “Em ơi, em ở đâu?”“Anh ơi, em ở đâu?”. Vy là nhân viên cũ của tôi cách đây 5,6 năm lúc còn mở quán ăn. Còn Hoàng là một ca khác. Khi đó, tôi có yêu cầu nam chính từ 22-26 tuổi. Một người bạn của tôi hỏi “18 tuổi mà mặt già được không?” và giới thiệu Hoàng cho tôi.

Tôi thấy anh quá liều khi anh chọn hai cái tên mới toanh chưa từng diễn xuất cho bộ phim đầu tay của mình. Quá nhiều rủi ro…

– Tôi thích gương mặt của Hoàng, nó lạ so với mặt bằng chung diễn viên hiện nay. Hôm casting, tôi cũng không đặt máy quay hay yêu cầu các bạn diễn thử gì cả. Chúng tôi cứ thoải mái ngồi nói chuyện với nhau và đàn hát vài ca khúc. Tôi chọn Vy và Hoàng không phải vì hai bạn hát hay nhất, ngoại hình sáng nhất hay dựa vào tiêu chí facebook có nhiều người theo dõi trong danh sách ứng cử viên. Lý do chỉ vì Vy và Hoàng hợp với nhau nhất và hợp với câu chuyện mà tôi muốn kể. Đối với tôi, phù hợp thì ưu tiên hơn là tốt nhất.

Nhạc Indie (độc lập), bản thân nó đã là thể loại khá kén người nghe, vì sao anh lại chọn làm chất liệu chính của phim?

Tôi tự hỏi, nhạc gì hợp với phim Indie, trong đầu nảy ra ngay lập tức: “nhạc Indie”. Cả hai vốn dĩ sinh ra là cho nhau. Dù trước đây, tôi chưa thấy ai làm.

“Hợp” thì quan trọng hơn cả chuyện “hút khách”, đúng không?

Khi xem đến cuối phim, khán giả sẽ thấy một câu hỏi hiện lên: “Làm sao để tìm được đúng người?”. Mỗi người hẳn sẽ có cho mình một lời đáp riêng. Còn đối với tôi chỉ có một câu trả lời, đó là hợp với nhau. Nam chính hợp nữ chính. Nhạc hợp với thể loại phim. Dù “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” sẽ hơi kén khán giả, nhưng tôi tin vẫn có nhiều người nhìn thấy chính mình trong phim.

“Bản thân tôi cũng đã từng muốn kết thúc cuộc sống của mình”

Điểm nào trong phim mà anh sẽ giữ trong những phim “cộp mác” Chung Chí Công?

Trong phim có khá nhiều cú máy dài khoảng 3-4 phút, quay liên tục không cắt máy. Tôi quan điểm, nếu mình cắt máy, chuyển sang cảnh gần hơn, giống như ép khán giả thấy cái mà đạo diễn sắp đặt ví dụ như vài giọt nước mắt đang rớt xuống chẳng hạn. Trong các phim của mình, tôi muốn giữ những gì chân thật và tự nhiên nhất có thể.

Anh tin điều gì ở “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” sẽ chạm đến khán giả?

Bên cạnh âm nhạc, tôi mong câu chuyện của phim sẽ khiến khán giả cảm thấy gần gũi. Tôi tin sau khi rời khỏi rạp, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng như thể bình yên sau cơn giông bão. Trên thế giới, có hẳn dòng phim như vậy được gọi là “feeling good”.

Anh từng chia sẻ mỗi lần làm phim là một cơ hội chắt chiu. Vậy đối với dự án này, sau áp lực kinh phí, sự đón nhận của khán giả còn điều gì khiến anh phải nặng lòng?

Mấy anh em có bàn với nhau nếu may mắn phim có lời một chút sẽ lập một cái quỹ dành cho những người bị trầm cảm. Đây cũng là chủ đề thực sự của phim. Bản thân tôi cũng đã từng trải qua những ngày muốn kết thúc cuộc đời của mình. Tôi biết, ở ngoài kia, cũng có nhiều người như vậy. Trầm cảm như một cơn sóng ngầm. Có những người bạn của tôi không bao giờ đi hết hành trình tuổi trẻ, họ dừng lại ở tuổi 19, 20. Tôi luôn đau đáu về những cái chết như vậy…

– Cám ơn những chia sẻ của anh!

HÀ QUỐC HOÀNG – TRẦN LÊ THÚY VY: KHI HAI MẢNH GHÉP ĐẶT CẠNH NHAU

Điều thú vị là thời gian đầu khi quay phim cùng nhau, Hoàng và Vy đều không biết tên hay tuổi thật của đối phương. Cả hai gọi nhau bằng tên nhân vật trong phim. Đây là cách đạo diễn Chung Chí Công giúp hai diễn viên tay ngang hòa nhịp với mạch phim tốt nhất.

Trong “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, hai diễn viên chính cùng đóng góp vào kịch bản của phim. Nói một cách khác, luôn có câu chuyện thật của Hà Quốc Hoàng và Thúy Vy được hiện lên màn ảnh. Nếu điểm giống nhau giữa Hoàng và Tâm là từng có một ban nhạc thì những mối tình dang dở không hồi kết là điều Vy phác họa lên nhân vật Thanh của mình.

Là sinh viên ngành Kinh doanh thương mại năm 2 Đại học Văn Lang, Hà Quốc Hoàng chưa từng nghĩ mình sẽ bén duyên với điện ảnh. Thậm chí, đến ngày quay đầu tiên của “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, Hoàng vẫn đinh ninh mình đang đóng clip quảng cáo chiếu trên Youtube. Sự thật mình sắp xuất hiện trên màn ảnh rộng khiến chàng trai sinh năm 2000 ngỡ ngàng đôi chút nhưng nhanh chóng “xốc” lại tinh thần.

Trong khi đó, diễn xuất là ước mơ được Vy nuôi dưỡng từ thuở bé. Để chuẩn bị cho vai diễn, Vy xem đi xem lại khá nhiều lần series phim “Before” (“Before Sunrise”, “Before Sunset”, “Before Midnight”) cũng như đọc các bài báo phân tích phim. Vy bắt chước cả cách tập hát trong toilet để giọng vang hơn hay hát trên đường giúp khẩu hình miệng được rõ.

“Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” không chỉ đánh dấu lần đầu tiên Hoàng diễn xuất mà còn là những trải nghiệm thú vị. “Đây cũng là lần đầu tiên, mình phải hát một bài hát mấy chục lần liền hay ngồi đàn trên nóc nhà dưới cái lạnh 11 độ”, Quốc Hoàng chia sẻ. Còn đối với Vy, xuất phát điểm là người sản xuất chương trình của một kênh truyền hình, Vy hiểu rõ cái vất vả phía hậu trường khiến cái áp lực phải diễn tròn vai nhân lên nhiều lần.

Sau “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, Hà Quốc Hoàng và Thúy Vy không vụt sáng thành sao. Nhưng cú chạm ngõ này cũng đủ để giới thiệu cho điện ảnh Việt hai gương mặt mới hoặc có khi là tân binh cho làng nhạc.

Giải cứu “Trời sáng rồi, ta đi ngủ thôi”: lời kêu gọi không được xem là chiêu trò

Giải Trí

Chia sẻ

Tâm thư của đạo diễn Chung Chí Công tạo nên luồng ý kiến trái chiều trong khán giả.

“Trời ơi phim chưa muốn chết!” – đó là thông điệp sau cuối trong bức tâm thư của đạo diễn Chung Chí Công. Lời nhắn nhủ rõ ràng đã được “chế biến” lại từ tên bài hát “Trời ơi con chưa muốn chết” của rapper Đen Vâu được nhân vật Vĩnh Tâm cover lại trong “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”. Bài đăng này đạt được hơn 5.600 lượt chia sẻ, tuy nhiên, không phải lượt chia sẻ nào trong con số khổng lồ ấy cũng với cùng một tâm trạng đồng cảm và sẻ chia.

Trước “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh của bộ phim “Thưa mẹ con đi” cũng từng đăng tâm thư kêu gọi khán giả ra rạp xem phim, và hẳn chúng ta cũng không thể quên thời gian trụ rạp thần kì của “Song lang” có được cũng nhờ công lao không nhỏ của chiến dịch giải cứu phim được khởi xướng bởi đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Chúng ta phải sòng phẳng với nhau ở một điểm: việc kêu gọi “giải cứu phim” hoàn toàn không vi phạm pháp luật, không làm phương hại đến quyền lợi hợp pháp của bất kì ai. Những khán giả vẫn đang phân vân lựa chọn giữa những poster phim được treo ở trước cửa rạp, họ có thể hưởng ứng lời kêu gọi, nhưng họ cũng hoàn toàn có quyền quay lưng. Bởi vì họ là khán giả, họ là đối tượng được phục vụ, và họ có quyền lựa chọn. Đạo diễn Chung Chí Công cũng không ép buộc hay van nài khán giả ra rạp xem phim, anh chỉ nói bộ phim “cần các bạn”.

“Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” là một trong những tác phẩm điện ảnh độc lập.

Không thể phủ nhận, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” đang được giới thiệu đến với khán giả bằng những thông điệp không hiệu quả. Phim được mô tả là dành cho khán giả thích nhạc indie, sự khoanh vùng tưởng đã khu biệt và rõ ràng, nhưng hóa ra lại mông lung và khó gợi được sự đồng cảm. Còn trong bức tâm thư, đạo diễn Chung Chí Công sử dụng “tagline” “Trời ơi phim chưa muốn chết” để mô tả cảm xúc của mình. Và rõ ràng nó đã phản tác dụng. Phim chưa muốn chết, tức là nếu muốn phim sống, khán giả phải ra rạp. Tại sao khán giả phải chịu trách nhiệm cho một bộ phim mà họ còn chả hề biết đến sự tồn tại của nó cho đến khi cái trailer phim được lên sóng chỉ hơn một tuần trước ngày phim khởi chiếu? Tại sao ê kip của phim không làm truyền thông tốt hơn, tại sao phim không lựa chọn những gương mặt nổi tiếng hơn… một ngàn lẻ một câu hỏi tại sao nảy ra chỉ vì một thông điệp không gãy gọn.

Tác phẩm của đạo diễn Chung Chí Công ngay từ đầu đã khó lòng tiếp cận số đông đại chúng.

Công chúng có quyền bất bình vì tự nhiên được “tặng” cho thêm một trách nhiệm. Tuy nhiên, chỉ một thông điệp vụng về trong cách thể hiện lại khiến dư luận phản ứng tiêu cực và trái chiều đến như thế, thì chúng ta có vẻ đang quá xét nét bất công với “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”.

Việc kêu gọi khán giả xem phim – từ chỗ là một lời mời gọi đúng là đã từng bị biến tướng thành những chiêu trò lấp liếm của nhà sản xuất để lờ đi chất lượng phim tệ hại, thành công cụ để nhà sản xuất tranh giành với đơn vị phát hành thêm vài phần trăm ăn chia… khiến cảm xúc và lòng tin của khán giả trở thành một thứ công cụ làm tiền trong tay nhà sản xuất. Nhưng liệu đấy có phải những điều mà đạo diễn Chung Chí Công đang âm mưu tiến hành với “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Liệu đây có phải là một chiêu trò quảng bá phim “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Xin trả lời, là không. Việc đạo diễn kêu gọi khán giả ra rạp xem “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” đến từ mong muốn chân thành của một người đã đổ mồ hôi nước mắt ra để làm phim, và muốn đứa con tinh thần của mình được đối xử một cách xứng đáng: nó là một bộ phim, và nó cần có khán giả, dù cho khán giả ấy có yêu thích hay ghét bỏ. Trong toàn bộ thông điệp gửi khán giả, không có một dòng một lời nào đổ lỗi cho cá nhân hay tổ chức nào đã gây khó khăn cho bộ phim. Nội dung này sau đó cũng không bị dùng như một công cụ để ê kíp truyền thông quảng bá cho bộ phim, dù sự thực, dư luận phản ứng với thông điệp này nhiệt tình hơn hẳn bản thân bộ phim mà vì nó, thông điệp này ra đời. Ở cả phía đạo diễn và ê kíp truyền thông, đây là cách hành xử đầy tự trọng và công bằng.

Không vi phạm pháp luật, không đi ngược lại đạo đức, không làm hại ai và không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai, vậy chúng ta đâu còn lí do gì để bức xúc về cách đạo diễn của “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” kêu gọi khán giả ra rạp xem bộ phim của mình?

Toàn cảnh làng văn nghệ thế giới bước vào mùa thu: đẹp và dễ chịu!

Giải Trí

Chia sẻ

Một cảnh trong phim “Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi”

Điện ảnh mùa thu: Chiêm nghiệm và tham vọng

Nếu như mùa hè là mùa của bom tấn điện ảnh thì mùa thu là mùa của những giải thưởng lớn, cũng là thời điểm các nhà làm phim phát hành những tác phẩm tham vọng nhất. Vài năm trở lại đây, những phim được ghi nhận tại Venice – liên hoan phim quan trọng nhất mùa thu – đều có một mùa giải thành công tại Oscar, điển hình là “The shape of water” hay “Roma”. Năm nay có lẽ cũng không là ngoại lệ khi chủ nhân giải Sư Tử Vàng là bộ phim “Joker” của đạo diễn Todd Phillips. “Joker” là câu chuyện tiểu sử về nhân vật gã hề điên loạn của thành phố Gotham, nhân vật đã trở thành kinh điển ngay từ khi y xuất hiện lần đầu trong tập truyện tranh “Batman” của DC Comics và sát hại nạn nhân bằng thứ nọc độc khiến gương mặt họ nở nụ cười quái đản.

Thành công của “Joker” giúp DC Comics lấy lại phong độ trên màn ảnh

Không riêng “Joker”, các tác phẩm tranh giải tại Venice 2019 cũng đánh dấu một năm điện ảnh khởi sắc sau năm 2018 tẻ nhạt, với sự trở lại của một loạt đạo diễn như Roman Polanski, Hirokazu Koreeda, Roy Andersson, Lâu Diệp, Steven Soderbergh. Với riêng James Gray, sau “The lost city of Z”, ông vẫn tiếp tục đề tài về những người đàn ông trong chuyến du hành của mình đến những miền đất thăm thẳm, nơi bản ngã đối diện với hư không, với “Ad Astra” – một tác phẩm dù không phải đỉnh cao trong thể loại của nó (làm sao có thể vượt qua những đỉnh núi như “Solaris” của Andrei Tarkovsky hay “2001: A space odyssey” của Stanley Kubrick), song vẫn là một tác phẩm tuyệt đẹp và buồn nao lòng về con người lửng lơ trong những tầng trời vũ trụ.

Brad Pitt có một năm 2019 đầy thành công sau giai đoạn chững lại trong sự nghiệp

Brad Pitt, người thủ vai chính trong “Ad Astra”, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, anh trình diện hai nhân vật hoàn toàn khác biệt: một Cliff Booth thật tự tại, thật ngầu trong “Once upon a time… in Hollywood” và giờ là phi hành gia Roy McBride với đôi mắt buồn quạnh quẽ. Với cả hai bộ phim, anh đều diễn không hề khoa trương, không hề cố định nhân vật bằng những “đòn” diễn uy lực, gây rúng động xúc cảm ngay tức khắc đối với người xem. Ngược lại, anh mở ra một chân trời cho nhân vật, diễn theo cách đầy sức gợi, cho người ta tiếp tục liên tưởng và nghĩ suy về vai diễn.

Nền điện ảnh Trung Quốc mùa thu này cũng thành công ngoài sức tưởng tượng với “Na Tra: Ma đồng giáng thế”, khi trở thành bộ phim hoạt hình không phải do Mỹ sản xuất có doanh thu cao nhất trên thế giới. Dù còn nhiều tranh cãi về chất lượng, không thể phủ nhận câu chuyện về cậu bé Na Tra huyền thoại đã đặt một dấu mốc cho sự phát triển thể loại phim hoạt hình Trung Quốc, chắc hẳn nó sẽ còn thăng hoa trong nhiều năm tới.

“Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi” có nước phim mơ màng, những khung hình Sài Gòn thi vị và những bản nhạc indie tĩnh lặng, man mác

Tất nhiên, không nhất thiết phải tạo nên những tác phẩm hoành tráng, cầu kỳ, những tác phẩm hướng tới giải thưởng danh giá mới là tham vọng. Có những tham vọng bé nhỏ hơn, chẳng hạn như những nhà làm phim độc lập Việt Nam lặng lẽ làm ra những tác phẩm bình dị, đơn thuần, mô tả thế giới như nó vẫn là, tỉ mỉ mà không hề sặc sỡ. “Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi” có nước phim mơ màng, những khung hình Sài Gòn thi vị và những bản nhạc indie tĩnh lặng, man mác. Những thước phim ấy không hề có tham vọng trở thành một cú hit, một tác phẩm đình đám, nó chỉ tồn tại trong dòng chảy của riêng mình. Và bất chấp những khó khăn của việc làm phim độc lập ở Việt Nam, các nhà làm phim trẻ vẫn miệt mài lao động, để khán giả không bao giờ quên rằng điện ảnh không phải lúc nào cũng là một đại tiệc hoành tráng và mãn nhãn, có khi nó chỉ là cuộc đời, yên lành và trong trẻo.

Âm nhạc mùa thu: Hoài niệm và ngọt ngào

Taylor Swift tái tạo chính mình bằng năng lượng tình yêu mới.

Mùa thu bắt đầu với sự ra đời của “Lover” về một Taylor Swift chan chứa yêu đương, đó như dấu hiệu tốt lành cho một mùa âm nhạc có sự trở lại của những ngôi sao ta yêu mến.

“Wake me up when September ends”, hãy đánh thức tôi khi tháng 9 tàn, đó là tên “thánh ca” mùa thu mà ban nhạc Green Day đã sáng tác. Thế mà khi tháng 9 còn chưa kịp qua đi, thì Green Day sau nhiều năm không phát hành sản phẩm mới đã bất ngờ trở lại với ca khúc “Father of all motherfuckers” với đầy đủ phẩm chất của những bản nhạc punk rock từng đưa họ tới đỉnh cao trong “American idiot” hay “Dookie”, và chưa hết, họ còn hứa hẹn về một album mới vào đầu năm 2020.

Green Day bất ngờ trở lại với ca khúc “Father of all motherfuckers”

Và cả nàng thơ một thời của nỗi sầu mùa hè, Lana Del Rey cũng xuất hiện trở lại vào mùa thu, với album “Norman fucking rockwell!” đan xen những bản tình ca thê thiết như cô vẫn thường vậy, những tuyên ngôn về chính trị không lên gân, không ồn ào nhưng đầy suy nghiệm, những giấc mơ chua chát của nước Mỹ hào hoa mà phản địa đàng. “Norman fucking rockwell!” thực sự là một sản phẩm đỉnh cao của Lana Del Rey, hay nói như nhà báo Jean Pelly trên Pitchfork (dù sự tâng bốc có thể hơi quá), nó “xác lập Del Rey như một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất còn đang sống của nước Mỹ”.

“Norman fucking rockwell!” thực sự là một sản phẩm đỉnh cao của Lana Del Rey.

Với người hâm mộ nhạc Việt, mùa thu cũng sẽ dịu dàng với phiên bản mới của “Tám chữ có”, ca khúc được Lê Cát Trọng Lý mang tới tận châu Phi để quay MV trên những đồng cỏ xavan hay dưới những cây bao báp khổng lồ, còn Hà Anh Tuấn sẽ mang những bản tình ca trong liveshow “Truyện ngắn” từ Hội An ra Sài Gòn và Hà Nội.

Hà Anh Tuấn miệt mài với những show diễn.

Truyền hình mùa thu: Vương vấn và tri ân

Không hẹn mà gặp, cả trên thế giới và ở Việt Nam, mùa thu năm nay đều nhuốm một màu vương vấn khi khán giả phải nói lời chia tay với những tác phẩm họ yêu mến.

Sau hơn 80 tập phim “Về nhà đi con”, khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam vẫn có thể gặp lại những câu chuyện gia đình với motif quen thuộc trong “Hoa hồng trên ngực trái”, từ cuộc sống cay đắng của những nhân vật nữ, sự nhu nhược của những nhân vật nam, chuyện tình tay ba lằng nhằng phức tạp kéo dài từ tập này sang tập khác. Có lẽ, người ta vẫn chưa sẵn sàng để quên “Về nhà đi con”, và việc VTV trình chiếu một bộ phim với nội dung mang nhiều điểm tương đồng giống như một cách níu kéo những cảm xúc còn sót lại từ bộ phim trước đó.

“Hoa hồng trên ngực trái” truyền đi thông điệp nữ quyền: phụ nữ hoàn toàn có thể đứng dậy sau đổ vỡ hôn nhân.

Truyền hình miền Nam cũng háo hức với “Tiếng sét trong mưa”, một dự án có kinh phí lên tới 10 tỷ đồng, quay trong 2 năm, dựng lại một vở cải lương kinh điển từng làm rúng động xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 20 do kịch tác gia Tào Ngu sáng tác, vở “Lôi Vũ”. “Lôi Vũ” là một tấn kịch gia đình tréo ngoe, một tác phẩm dữ dội về báo ứng, nhân quả, tình yêu, tội ác. Ở đó, tất cả các nhân vật cuối cùng đều chỉ là tốt thí trên bàn cờ số phận. Một cốt truyện tầng tầng lớp lớp và đầy chất liệu để chuyển thể thành phim nhiều tập. Và với những chia sẻ về quá trình làm phim đầy kỳ công, “Tiếng sét trong mưa” có thể ít nhiều tạo nên một dấu mốc mới cho truyền hình miền Nam.

“Chernobyl” làm về thảm họa hạt nhân và cũng là thảm họa nhân tính của thế kỷ 20.

Trong khi ấy, ở Mỹ, giải thưởng Emmy danh giá cho lĩnh vực truyền hình vừa diễn ra trong những ngày cuối tháng 9, vinh danh những tác phẩm để lại quá nhiều dư âm cho khán giả. Đó là “Chernobyl” – bộ phim 5 tập về thảm họa hạt nhân nhưng cũng là thảm họa nhân tính kinh hoàng của thế kỷ 20, dằn vặt lương tâm con người về câu hỏi “cái gì là sự thật?”. Đó là phần khép lại loạt phim “Games of Thrones”, dù không xuất sắc như kỳ vọng nhưng xét cho cùng, sau chừng ấy mùa phim, sau chừng ấy những cảm xúc mà nó đã từng đem đến, khi nó đi tới dấu chấm sau cùng, nó cũng vẫn đáng được tri ân.

“Game of Thrones” được vinh danh lần cuối cùng tại Emmy.

Và đó là cái kết có hậu để mở đầu một mùa thu với những hành trình mới.

Những ngày vừa qua, khán giả được dịp xôn xao về màn kết hợp đặc biệt giữa hai diễn viên Thanh Hằng và Chi Pu trong phim điện ảnh “Chị Chị Em Em” sẽ chính thức ra rạp vào đúng dịp Noel năm 2019. Từ những hình ảnh trên poster đến teaser được bhà sản xuất công bố, “Chị Chị Em Em” nhanh chóng gây tò mò bởi nhiều tình tiết bí ẩn, ly kỳ.

Bức ảnh Thanh Hằng và Chi Pu trong trạng thái âu yếm, gợi cảm được một người trong đội ngũ phát hành tiết lộ.

Mới đây, cộng đồng mạng lại càng phấn khích hơn nữa khi một tấm hình cực táo bạo của Thanh Hằng và Chi Pu trong phim “Chị Chị Em Em” bất ngờ được đăng tải. Trong đó, hai nữ diễn viên đều diện đồ dây gợi cảm, bịt mắt bằng dải lụa đỏ với tư thế tạo dáng nóng bỏng. Hình ảnh này như thêm phần khẳng định cho lời đồn đoán bộ phim “Chị Chị Em Em” sẽ mang yếu tố đồng tính nữ, nói về câu chuyện tình yêu giữa người phụ nữ xinh đẹp, kiêu kì Thiên Kim (Thanh Hằng) và cô bé mồ côi, quê mùa Bảo Nhi (Chi Pu).

“Chị Chị Em Em” kể về mối quan hệ đầy ẩn ức và nguy hiểm của 2 người phụ nữ do Thanh Hằng và Chi Pu thủ vai.

Trong khi Thanh Hằng là nữ diễn viên đã quen mặt trên màn ảnh rộng với những vai diễn sắc sảo, đúng chất “chị đại” thì Chi Pu lại là “nàng thơ” với vẻ ngoài trong sáng, dịu dàng. Lần đầu tiên kết hợp ở phim điện ảnh “Chị Chị Em Em”, cặp chị em Thanh Hằng và Chi Pu gợi lên muôn vàn suy đoán của khán giả về những mối quan hệ tình cảm kỳ lạ, rối ren và bí ẩn giữa ba nhân vật Thiên Kim, Bảo Nhi và chồng của Thiên Kim.

Thanh Hằng và Chi Pu là hai mỹ nhân đại diện cho thế hệ của họ.

Chị Chị Em Em” là một bộ phim tâm lý – giật gân quy tụ toàn những tên tuổi danh tiếng. Bên cạnh hai gương mặt đình đám Thanh Hằng và Chi Pu, đứng sau bộ phim chính là đạo diễn Kathy Uyên và nhà sản xuất Timothy Linh Bùi, cùng với đạo diễn hình ảnh Bob Nguyễn – người vừa đoạt giải “Cánh diều Vàng” năm 2018 nhờ những thước phim duy mỹ của “Song Lang”. “Chị Chị Em Em” hứa hẹn sẽ là một bộ phim hấp dẫn về mặt nội dung, đặc biệt với những úp mở về mối quan hệ giữa hai người đẹp trong phim.

Lời kêu cứu của đạo diễn Chung Chí Công vô tình đẩy “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” trở thành đề tài tranh cãi của dư luận. Dù thật lòng, với anh, mong muốn khán giả ra rạp chỉ là “mơ ước bình thường và rất đỗi tự nhiên của bất cứ ai dốc lòng làm ra một sản phẩm”.

Từng được biết đến là nhà sản xuất, biên kịch và giám đốc mỹ thuật của “Nhắm mắt mùa hè” nhưng “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” như một cú liều của Chung Chí Công. Bởi đây là lần đầu tiên anh ngồi ghế đạo diễn, sớm hơn 10 năm so với dự tính.

Phim có kinh phí thấp, vắng bóng ngôi sao hạng A cũng chẳng PR rầm rộ trước khi ra rạp, nội dung phim được đánh giá là giản đơn, nhẹ nhàng. Đúng tiêu chí của phim độc lập, yên phận mình giữa màn bạc đầy ắp kỹ xảo, kịch tích. Vậy mà, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” lại khơi lên những ồn ào, điều mà đạo diễn Chung Chí Công chưa từng muốn có. Đẹp đã có buổi trò chuyện thẳng thắn cùng anh xoay quanh những vấn đề này.

“Nếu yêu phim thì hãy yêu phim bây giờ”

Sau lời kêu gọi cần 1.500 bạn trẻ cứu phim, anh nhận thấy số lượng khán giả có tăng lên đáng kể?

Sau lời chia sẻ đó trên trang cá nhân, lượng khán giả yêu mến phim quyết định ra rạp sớm đã tăng gấp đôi so với hôm trước. Vừa là tín hiệu vui cho bộ phim, cũng là áp lực cho cả ekip tiếp tục cố gắng làm việc để không phụ lòng tin yêu của mọi người.

Nhưng lời kêu gọi ấy cũng gây phản ứng trái chiều. Có một câu hỏi được đặt ra “Tại sao phải cứu một sản phẩm khi bản thân nó chưa tốt?”. Lời đáp của anh là gì?

Trong phần chia sẻ đó, tôi có viết rất rõ là mình thật sự cần trước hết là những ai có quan tâm đến bộ phim, biết tới nó và có ý định xem nhưng chưa ra rạp thì hãy dành thời gian cho phim vì biết đâu ngay ngày mai nó sẽ không còn ở đó nữa. Tôi thật sự cần mọi người “nếu có yêu phim thì hãy yêu phim bây giờ”, chứ không “muốn” mọi người phải làm như vậy, hay bắt ép mọi người bỏ tiền ra cho một sản phẩm không tốt để cứu nó.

Đạo diễn Chung Chí Công

– Vẻ như nhiều người đã hiểu sai ý anh?

Tôi cần mọi người nếu đã tin và yêu bộ phim thì hãy hành động bằng cách chia sẻ về phim đến bạn bè mình, đến những cộng đồng yêu phim Việt. Bản thân bộ phim vào ngày ra rạp đã là của khán giả chứ không còn là của tôi và ekip nữa. Nếu phim may mắn được ai đó thương thì những người làm cha làm mẹ này cũng mong nó được khôn lớn đủ đầy.

Tôi nghĩ đó là một mơ ước bình thường và rất đỗi tự nhiên của bất cứ ai dốc lòng làm ra một sản phẩm và mong đứa con của mình đến được với công chúng. Bản thân tác phẩm phải sống được thì nhà làm phim mới sống được và có thể tiếp tục hành trình làm nghề của mình. Niềm tin vào những điều tốt đẹp là quan trọng, sự ghi nhận những nỗ lực là quan trọng nhưng cơm áo gạo tiền cũng không đùa với khách thơ.

Từ chuyện yêu cho đến chuyện làm phim: quan trọng là phù hợp!

Tại sao lại là “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Có bao giờ bạn trằn trọc cả đêm vì vài chuyện cần phải suy nghĩ. Đến khi mặt trời mọc, nghĩ thông được mọi việc thì bản thân thở phào nói: “OK trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi!”. Tựa phim bắt đầu đơn giản như vậy.

Hẳn anh quá rõ công thức làm phim ở xứ mình, chí ít cũng phải có người nổi tiếng hay một cái tên hút phòng vé nào đó?

Nói thật, khi bắt đầu làm phim này, tôi luôn mang một nỗi tự ti. Dù từng sản xuất “Nhắm mắt thấy mùa hè” nhưng ở vị trí đạo diễn, tôi chỉ là con số 0. Nếu như mời Hoàng Thùy Linh, Tóc Tiên cho đúng chuẩn phim âm nhạc có ca sĩ hát hay thì chắc gì mấy cổ chịu đến. Mà nếu đến cast thật thì chắc cũng vì lịch sự thôi.

Quốc Hoàng (vai Tâm) và Thúy Vy (vai Thanh)

Vậy bằng cách nào anh tìm ra Thúy Vy và Quốc Hoàng?

Bằng 2 post trên facebook “Em ơi, em ở đâu?”“Anh ơi, em ở đâu?”. Vy là nhân viên cũ của tôi cách đây 5,6 năm lúc còn mở quán ăn. Còn Hoàng là một ca khác. Khi đó, tôi có yêu cầu nam chính từ 22-26 tuổi. Một người bạn của tôi hỏi “18 tuổi mà mặt già được không?” và giới thiệu Hoàng cho tôi.

Tôi thấy anh quá liều khi anh chọn hai cái tên mới toanh chưa từng diễn xuất cho bộ phim đầu tay của mình. Quá nhiều rủi ro…

– Tôi thích gương mặt của Hoàng, nó lạ so với mặt bằng chung diễn viên hiện nay. Hôm casting, tôi cũng không đặt máy quay hay yêu cầu các bạn diễn thử gì cả. Chúng tôi cứ thoải mái ngồi nói chuyện với nhau và đàn hát vài ca khúc. Tôi chọn Vy và Hoàng không phải vì hai bạn hát hay nhất, ngoại hình sáng nhất hay dựa vào tiêu chí facebook có nhiều người theo dõi trong danh sách ứng cử viên. Lý do chỉ vì Vy và Hoàng hợp với nhau nhất và hợp với câu chuyện mà tôi muốn kể. Đối với tôi, phù hợp thì ưu tiên hơn là tốt nhất.

Nhạc Indie (độc lập), bản thân nó đã là thể loại khá kén người nghe, vì sao anh lại chọn làm chất liệu chính của phim?

Tôi tự hỏi, nhạc gì hợp với phim Indie, trong đầu nảy ra ngay lập tức: “nhạc Indie”. Cả hai vốn dĩ sinh ra là cho nhau. Dù trước đây, tôi chưa thấy ai làm.

“Hợp” thì quan trọng hơn cả chuyện “hút khách”, đúng không?

Khi xem đến cuối phim, khán giả sẽ thấy một câu hỏi hiện lên: “Làm sao để tìm được đúng người?”. Mỗi người hẳn sẽ có cho mình một lời đáp riêng. Còn đối với tôi chỉ có một câu trả lời, đó là hợp với nhau. Nam chính hợp nữ chính. Nhạc hợp với thể loại phim. Dù “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” sẽ hơi kén khán giả, nhưng tôi tin vẫn có nhiều người nhìn thấy chính mình trong phim.

“Bản thân tôi cũng đã từng muốn kết thúc cuộc sống của mình”

Điểm nào trong phim mà anh sẽ giữ trong những phim “cộp mác” Chung Chí Công?

Trong phim có khá nhiều cú máy dài khoảng 3-4 phút, quay liên tục không cắt máy. Tôi quan điểm, nếu mình cắt máy, chuyển sang cảnh gần hơn, giống như ép khán giả thấy cái mà đạo diễn sắp đặt ví dụ như vài giọt nước mắt đang rớt xuống chẳng hạn. Trong các phim của mình, tôi muốn giữ những gì chân thật và tự nhiên nhất có thể.

Anh tin điều gì ở “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” sẽ chạm đến khán giả?

Bên cạnh âm nhạc, tôi mong câu chuyện của phim sẽ khiến khán giả cảm thấy gần gũi. Tôi tin sau khi rời khỏi rạp, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng như thể bình yên sau cơn giông bão. Trên thế giới, có hẳn dòng phim như vậy được gọi là “feeling good”.

Anh từng chia sẻ mỗi lần làm phim là một cơ hội chắt chiu. Vậy đối với dự án này, sau áp lực kinh phí, sự đón nhận của khán giả còn điều gì khiến anh phải nặng lòng?

Mấy anh em có bàn với nhau nếu may mắn phim có lời một chút sẽ lập một cái quỹ dành cho những người bị trầm cảm. Đây cũng là chủ đề thực sự của phim. Bản thân tôi cũng đã từng trải qua những ngày muốn kết thúc cuộc đời của mình. Tôi biết, ở ngoài kia, cũng có nhiều người như vậy. Trầm cảm như một cơn sóng ngầm. Có những người bạn của tôi không bao giờ đi hết hành trình tuổi trẻ, họ dừng lại ở tuổi 19, 20. Tôi luôn đau đáu về những cái chết như vậy…

– Cám ơn những chia sẻ của anh!

HÀ QUỐC HOÀNG – TRẦN LÊ THÚY VY: KHI HAI MẢNH GHÉP ĐẶT CẠNH NHAU

Điều thú vị là thời gian đầu khi quay phim cùng nhau, Hoàng và Vy đều không biết tên hay tuổi thật của đối phương. Cả hai gọi nhau bằng tên nhân vật trong phim. Đây là cách đạo diễn Chung Chí Công giúp hai diễn viên tay ngang hòa nhịp với mạch phim tốt nhất.

Trong “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, hai diễn viên chính cùng đóng góp vào kịch bản của phim. Nói một cách khác, luôn có câu chuyện thật của Hà Quốc Hoàng và Thúy Vy được hiện lên màn ảnh. Nếu điểm giống nhau giữa Hoàng và Tâm là từng có một ban nhạc thì những mối tình dang dở không hồi kết là điều Vy phác họa lên nhân vật Thanh của mình.

Là sinh viên ngành Kinh doanh thương mại năm 2 Đại học Văn Lang, Hà Quốc Hoàng chưa từng nghĩ mình sẽ bén duyên với điện ảnh. Thậm chí, đến ngày quay đầu tiên của “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, Hoàng vẫn đinh ninh mình đang đóng clip quảng cáo chiếu trên Youtube. Sự thật mình sắp xuất hiện trên màn ảnh rộng khiến chàng trai sinh năm 2000 ngỡ ngàng đôi chút nhưng nhanh chóng “xốc” lại tinh thần.

Trong khi đó, diễn xuất là ước mơ được Vy nuôi dưỡng từ thuở bé. Để chuẩn bị cho vai diễn, Vy xem đi xem lại khá nhiều lần series phim “Before” (“Before Sunrise”, “Before Sunset”, “Before Midnight”) cũng như đọc các bài báo phân tích phim. Vy bắt chước cả cách tập hát trong toilet để giọng vang hơn hay hát trên đường giúp khẩu hình miệng được rõ.

“Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” không chỉ đánh dấu lần đầu tiên Hoàng diễn xuất mà còn là những trải nghiệm thú vị. “Đây cũng là lần đầu tiên, mình phải hát một bài hát mấy chục lần liền hay ngồi đàn trên nóc nhà dưới cái lạnh 11 độ”, Quốc Hoàng chia sẻ. Còn đối với Vy, xuất phát điểm là người sản xuất chương trình của một kênh truyền hình, Vy hiểu rõ cái vất vả phía hậu trường khiến cái áp lực phải diễn tròn vai nhân lên nhiều lần.

Sau “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, Hà Quốc Hoàng và Thúy Vy không vụt sáng thành sao. Nhưng cú chạm ngõ này cũng đủ để giới thiệu cho điện ảnh Việt hai gương mặt mới hoặc có khi là tân binh cho làng nhạc.

Tâm thư của đạo diễn Chung Chí Công tạo nên luồng ý kiến trái chiều trong khán giả.

“Trời ơi phim chưa muốn chết!” – đó là thông điệp sau cuối trong bức tâm thư của đạo diễn Chung Chí Công. Lời nhắn nhủ rõ ràng đã được “chế biến” lại từ tên bài hát “Trời ơi con chưa muốn chết” của rapper Đen Vâu được nhân vật Vĩnh Tâm cover lại trong “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”. Bài đăng này đạt được hơn 5.600 lượt chia sẻ, tuy nhiên, không phải lượt chia sẻ nào trong con số khổng lồ ấy cũng với cùng một tâm trạng đồng cảm và sẻ chia.

Trước “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh của bộ phim “Thưa mẹ con đi” cũng từng đăng tâm thư kêu gọi khán giả ra rạp xem phim, và hẳn chúng ta cũng không thể quên thời gian trụ rạp thần kì của “Song lang” có được cũng nhờ công lao không nhỏ của chiến dịch giải cứu phim được khởi xướng bởi đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Chúng ta phải sòng phẳng với nhau ở một điểm: việc kêu gọi “giải cứu phim” hoàn toàn không vi phạm pháp luật, không làm phương hại đến quyền lợi hợp pháp của bất kì ai. Những khán giả vẫn đang phân vân lựa chọn giữa những poster phim được treo ở trước cửa rạp, họ có thể hưởng ứng lời kêu gọi, nhưng họ cũng hoàn toàn có quyền quay lưng. Bởi vì họ là khán giả, họ là đối tượng được phục vụ, và họ có quyền lựa chọn. Đạo diễn Chung Chí Công cũng không ép buộc hay van nài khán giả ra rạp xem phim, anh chỉ nói bộ phim “cần các bạn”.

“Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” là một trong những tác phẩm điện ảnh độc lập.

Không thể phủ nhận, “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” đang được giới thiệu đến với khán giả bằng những thông điệp không hiệu quả. Phim được mô tả là dành cho khán giả thích nhạc indie, sự khoanh vùng tưởng đã khu biệt và rõ ràng, nhưng hóa ra lại mông lung và khó gợi được sự đồng cảm. Còn trong bức tâm thư, đạo diễn Chung Chí Công sử dụng “tagline” “Trời ơi phim chưa muốn chết” để mô tả cảm xúc của mình. Và rõ ràng nó đã phản tác dụng. Phim chưa muốn chết, tức là nếu muốn phim sống, khán giả phải ra rạp. Tại sao khán giả phải chịu trách nhiệm cho một bộ phim mà họ còn chả hề biết đến sự tồn tại của nó cho đến khi cái trailer phim được lên sóng chỉ hơn một tuần trước ngày phim khởi chiếu? Tại sao ê kip của phim không làm truyền thông tốt hơn, tại sao phim không lựa chọn những gương mặt nổi tiếng hơn… một ngàn lẻ một câu hỏi tại sao nảy ra chỉ vì một thông điệp không gãy gọn.

Tác phẩm của đạo diễn Chung Chí Công ngay từ đầu đã khó lòng tiếp cận số đông đại chúng.

Công chúng có quyền bất bình vì tự nhiên được “tặng” cho thêm một trách nhiệm. Tuy nhiên, chỉ một thông điệp vụng về trong cách thể hiện lại khiến dư luận phản ứng tiêu cực và trái chiều đến như thế, thì chúng ta có vẻ đang quá xét nét bất công với “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”.

Việc kêu gọi khán giả xem phim – từ chỗ là một lời mời gọi đúng là đã từng bị biến tướng thành những chiêu trò lấp liếm của nhà sản xuất để lờ đi chất lượng phim tệ hại, thành công cụ để nhà sản xuất tranh giành với đơn vị phát hành thêm vài phần trăm ăn chia… khiến cảm xúc và lòng tin của khán giả trở thành một thứ công cụ làm tiền trong tay nhà sản xuất. Nhưng liệu đấy có phải những điều mà đạo diễn Chung Chí Công đang âm mưu tiến hành với “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Liệu đây có phải là một chiêu trò quảng bá phim “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi”?

Xin trả lời, là không. Việc đạo diễn kêu gọi khán giả ra rạp xem “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” đến từ mong muốn chân thành của một người đã đổ mồ hôi nước mắt ra để làm phim, và muốn đứa con tinh thần của mình được đối xử một cách xứng đáng: nó là một bộ phim, và nó cần có khán giả, dù cho khán giả ấy có yêu thích hay ghét bỏ. Trong toàn bộ thông điệp gửi khán giả, không có một dòng một lời nào đổ lỗi cho cá nhân hay tổ chức nào đã gây khó khăn cho bộ phim. Nội dung này sau đó cũng không bị dùng như một công cụ để ê kíp truyền thông quảng bá cho bộ phim, dù sự thực, dư luận phản ứng với thông điệp này nhiệt tình hơn hẳn bản thân bộ phim mà vì nó, thông điệp này ra đời. Ở cả phía đạo diễn và ê kíp truyền thông, đây là cách hành xử đầy tự trọng và công bằng.

Không vi phạm pháp luật, không đi ngược lại đạo đức, không làm hại ai và không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai, vậy chúng ta đâu còn lí do gì để bức xúc về cách đạo diễn của “Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi” kêu gọi khán giả ra rạp xem bộ phim của mình?

Một cảnh trong phim “Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi”

Điện ảnh mùa thu: Chiêm nghiệm và tham vọng

Nếu như mùa hè là mùa của bom tấn điện ảnh thì mùa thu là mùa của những giải thưởng lớn, cũng là thời điểm các nhà làm phim phát hành những tác phẩm tham vọng nhất. Vài năm trở lại đây, những phim được ghi nhận tại Venice – liên hoan phim quan trọng nhất mùa thu – đều có một mùa giải thành công tại Oscar, điển hình là “The shape of water” hay “Roma”. Năm nay có lẽ cũng không là ngoại lệ khi chủ nhân giải Sư Tử Vàng là bộ phim “Joker” của đạo diễn Todd Phillips. “Joker” là câu chuyện tiểu sử về nhân vật gã hề điên loạn của thành phố Gotham, nhân vật đã trở thành kinh điển ngay từ khi y xuất hiện lần đầu trong tập truyện tranh “Batman” của DC Comics và sát hại nạn nhân bằng thứ nọc độc khiến gương mặt họ nở nụ cười quái đản.

Thành công của “Joker” giúp DC Comics lấy lại phong độ trên màn ảnh

Không riêng “Joker”, các tác phẩm tranh giải tại Venice 2019 cũng đánh dấu một năm điện ảnh khởi sắc sau năm 2018 tẻ nhạt, với sự trở lại của một loạt đạo diễn như Roman Polanski, Hirokazu Koreeda, Roy Andersson, Lâu Diệp, Steven Soderbergh. Với riêng James Gray, sau “The lost city of Z”, ông vẫn tiếp tục đề tài về những người đàn ông trong chuyến du hành của mình đến những miền đất thăm thẳm, nơi bản ngã đối diện với hư không, với “Ad Astra” – một tác phẩm dù không phải đỉnh cao trong thể loại của nó (làm sao có thể vượt qua những đỉnh núi như “Solaris” của Andrei Tarkovsky hay “2001: A space odyssey” của Stanley Kubrick), song vẫn là một tác phẩm tuyệt đẹp và buồn nao lòng về con người lửng lơ trong những tầng trời vũ trụ.

Brad Pitt có một năm 2019 đầy thành công sau giai đoạn chững lại trong sự nghiệp

Brad Pitt, người thủ vai chính trong “Ad Astra”, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, anh trình diện hai nhân vật hoàn toàn khác biệt: một Cliff Booth thật tự tại, thật ngầu trong “Once upon a time… in Hollywood” và giờ là phi hành gia Roy McBride với đôi mắt buồn quạnh quẽ. Với cả hai bộ phim, anh đều diễn không hề khoa trương, không hề cố định nhân vật bằng những “đòn” diễn uy lực, gây rúng động xúc cảm ngay tức khắc đối với người xem. Ngược lại, anh mở ra một chân trời cho nhân vật, diễn theo cách đầy sức gợi, cho người ta tiếp tục liên tưởng và nghĩ suy về vai diễn.

Nền điện ảnh Trung Quốc mùa thu này cũng thành công ngoài sức tưởng tượng với “Na Tra: Ma đồng giáng thế”, khi trở thành bộ phim hoạt hình không phải do Mỹ sản xuất có doanh thu cao nhất trên thế giới. Dù còn nhiều tranh cãi về chất lượng, không thể phủ nhận câu chuyện về cậu bé Na Tra huyền thoại đã đặt một dấu mốc cho sự phát triển thể loại phim hoạt hình Trung Quốc, chắc hẳn nó sẽ còn thăng hoa trong nhiều năm tới.

“Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi” có nước phim mơ màng, những khung hình Sài Gòn thi vị và những bản nhạc indie tĩnh lặng, man mác

Tất nhiên, không nhất thiết phải tạo nên những tác phẩm hoành tráng, cầu kỳ, những tác phẩm hướng tới giải thưởng danh giá mới là tham vọng. Có những tham vọng bé nhỏ hơn, chẳng hạn như những nhà làm phim độc lập Việt Nam lặng lẽ làm ra những tác phẩm bình dị, đơn thuần, mô tả thế giới như nó vẫn là, tỉ mỉ mà không hề sặc sỡ. “Trời sáng rồi ta ngủ đi thôi” có nước phim mơ màng, những khung hình Sài Gòn thi vị và những bản nhạc indie tĩnh lặng, man mác. Những thước phim ấy không hề có tham vọng trở thành một cú hit, một tác phẩm đình đám, nó chỉ tồn tại trong dòng chảy của riêng mình. Và bất chấp những khó khăn của việc làm phim độc lập ở Việt Nam, các nhà làm phim trẻ vẫn miệt mài lao động, để khán giả không bao giờ quên rằng điện ảnh không phải lúc nào cũng là một đại tiệc hoành tráng và mãn nhãn, có khi nó chỉ là cuộc đời, yên lành và trong trẻo.

Âm nhạc mùa thu: Hoài niệm và ngọt ngào

Taylor Swift tái tạo chính mình bằng năng lượng tình yêu mới.

Mùa thu bắt đầu với sự ra đời của “Lover” về một Taylor Swift chan chứa yêu đương, đó như dấu hiệu tốt lành cho một mùa âm nhạc có sự trở lại của những ngôi sao ta yêu mến.

“Wake me up when September ends”, hãy đánh thức tôi khi tháng 9 tàn, đó là tên “thánh ca” mùa thu mà ban nhạc Green Day đã sáng tác. Thế mà khi tháng 9 còn chưa kịp qua đi, thì Green Day sau nhiều năm không phát hành sản phẩm mới đã bất ngờ trở lại với ca khúc “Father of all motherfuckers” với đầy đủ phẩm chất của những bản nhạc punk rock từng đưa họ tới đỉnh cao trong “American idiot” hay “Dookie”, và chưa hết, họ còn hứa hẹn về một album mới vào đầu năm 2020.

Green Day bất ngờ trở lại với ca khúc “Father of all motherfuckers”

Và cả nàng thơ một thời của nỗi sầu mùa hè, Lana Del Rey cũng xuất hiện trở lại vào mùa thu, với album “Norman fucking rockwell!” đan xen những bản tình ca thê thiết như cô vẫn thường vậy, những tuyên ngôn về chính trị không lên gân, không ồn ào nhưng đầy suy nghiệm, những giấc mơ chua chát của nước Mỹ hào hoa mà phản địa đàng. “Norman fucking rockwell!” thực sự là một sản phẩm đỉnh cao của Lana Del Rey, hay nói như nhà báo Jean Pelly trên Pitchfork (dù sự tâng bốc có thể hơi quá), nó “xác lập Del Rey như một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất còn đang sống của nước Mỹ”.

“Norman fucking rockwell!” thực sự là một sản phẩm đỉnh cao của Lana Del Rey.

Với người hâm mộ nhạc Việt, mùa thu cũng sẽ dịu dàng với phiên bản mới của “Tám chữ có”, ca khúc được Lê Cát Trọng Lý mang tới tận châu Phi để quay MV trên những đồng cỏ xavan hay dưới những cây bao báp khổng lồ, còn Hà Anh Tuấn sẽ mang những bản tình ca trong liveshow “Truyện ngắn” từ Hội An ra Sài Gòn và Hà Nội.

Hà Anh Tuấn miệt mài với những show diễn.

Truyền hình mùa thu: Vương vấn và tri ân

Không hẹn mà gặp, cả trên thế giới và ở Việt Nam, mùa thu năm nay đều nhuốm một màu vương vấn khi khán giả phải nói lời chia tay với những tác phẩm họ yêu mến.

Sau hơn 80 tập phim “Về nhà đi con”, khán giả màn ảnh nhỏ Việt Nam vẫn có thể gặp lại những câu chuyện gia đình với motif quen thuộc trong “Hoa hồng trên ngực trái”, từ cuộc sống cay đắng của những nhân vật nữ, sự nhu nhược của những nhân vật nam, chuyện tình tay ba lằng nhằng phức tạp kéo dài từ tập này sang tập khác. Có lẽ, người ta vẫn chưa sẵn sàng để quên “Về nhà đi con”, và việc VTV trình chiếu một bộ phim với nội dung mang nhiều điểm tương đồng giống như một cách níu kéo những cảm xúc còn sót lại từ bộ phim trước đó.

“Hoa hồng trên ngực trái” truyền đi thông điệp nữ quyền: phụ nữ hoàn toàn có thể đứng dậy sau đổ vỡ hôn nhân.

Truyền hình miền Nam cũng háo hức với “Tiếng sét trong mưa”, một dự án có kinh phí lên tới 10 tỷ đồng, quay trong 2 năm, dựng lại một vở cải lương kinh điển từng làm rúng động xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỷ 20 do kịch tác gia Tào Ngu sáng tác, vở “Lôi Vũ”. “Lôi Vũ” là một tấn kịch gia đình tréo ngoe, một tác phẩm dữ dội về báo ứng, nhân quả, tình yêu, tội ác. Ở đó, tất cả các nhân vật cuối cùng đều chỉ là tốt thí trên bàn cờ số phận. Một cốt truyện tầng tầng lớp lớp và đầy chất liệu để chuyển thể thành phim nhiều tập. Và với những chia sẻ về quá trình làm phim đầy kỳ công, “Tiếng sét trong mưa” có thể ít nhiều tạo nên một dấu mốc mới cho truyền hình miền Nam.

“Chernobyl” làm về thảm họa hạt nhân và cũng là thảm họa nhân tính của thế kỷ 20.

Trong khi ấy, ở Mỹ, giải thưởng Emmy danh giá cho lĩnh vực truyền hình vừa diễn ra trong những ngày cuối tháng 9, vinh danh những tác phẩm để lại quá nhiều dư âm cho khán giả. Đó là “Chernobyl” – bộ phim 5 tập về thảm họa hạt nhân nhưng cũng là thảm họa nhân tính kinh hoàng của thế kỷ 20, dằn vặt lương tâm con người về câu hỏi “cái gì là sự thật?”. Đó là phần khép lại loạt phim “Games of Thrones”, dù không xuất sắc như kỳ vọng nhưng xét cho cùng, sau chừng ấy mùa phim, sau chừng ấy những cảm xúc mà nó đã từng đem đến, khi nó đi tới dấu chấm sau cùng, nó cũng vẫn đáng được tri ân.

“Game of Thrones” được vinh danh lần cuối cùng tại Emmy.

Và đó là cái kết có hậu để mở đầu một mùa thu với những hành trình mới.

Nguồn Đẹp: https://dep.com.vn/nguoi-tinh-mua-dong-nhu-quynh-trai-long-ly-do-lam-me-don-than-nuoi-con-gai-12-tuoi/