Người sống sót qua ung thư cổ tử cung cảnh báo điều thường bị bỏ qua

Carla dáng người nhỏ, độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể bị ung thư cổ tử cung.

Đau bụng là một trong những hiện tượng mà chúng ta ai cũng từng trải qua từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đau bụng thông thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự biến mất. Nhưng đối với Carla Bradbury, một phụ nữ đến từ Nottinghamshire, Anh, đau bụng lại là triệu chứng nổi bật của bệnh ung thư cổ tử cung.

Carla (trái) hiện tại là người truyền cảm hứng và kiến thức phòng chống ung thư cổ tử cung cho nhiều phụ nữ.

Câu chuyện của Carla

Vào năm 2012, người phụ nữ 41 tuổi, Carla, với sức khỏe hoàn toàn bình thường, ngoại trừ sự khó chịu ở bụng. Mỗi lần uống nước có ga, Carla cảm nhận những cơn đau bụng dữ dội.

Cô đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ chỉ định làm Pap smear (Xét nghiệm tế bào cổ tử cung) cho Carla và kết quả nhận được không thuận lợi. Cô phải khám thêm bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ phụ khoa cho rằng những cơn đau của Carla liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Sau đó, Carla phải chụp MRI và kết quả cho thấy cô bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản. Khối u đã phát triển tới kích thước bằng một quả mận và lan sang các mô liền kề.

Ung thư giai đoạn 3B nên Carla không thể làm phẫu thuật. Cô phải trải qua hóa trị và xạ trị. Các bác sĩ nói với cô rằng cơ hội sống sót lâu dài của cô là 50-50.

Người phụ nữ sống tại Anh luôn hối hận vì đã không làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung thường xuyên.

Người phụ nữ may mắn giành lại sự sống

Việc điều trị của Carla may mắn đã có hiệu quả. Cô hồi phục hoàn toàn, và theo một bài viết gần đây trên trang cá nhân, cô được mọi người gọi là "ngôi sao" tại bệnh viện nơi cô điều trị.

Tuy vậy, Carla luôn cảm thấy hối hận về một điều. Cô thú nhận đã bỏ qua tất cả những lời nhắc nhở làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung. Carla bảo nếu cô ấy làm điều đó, cơ hội phát hiện bệnh sớm và bản thân cô sẽ không phải trải qua thử thách nguy hiểm đến vậy. Từ trải nghiệm của mình, Carla muốn chia sẻ kiến thức về bệnh ung thư.

"Đó là thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời tôi. Tôi phải điều trị bằng hóa chất, sóng radio, những trận ốm, thuốc steroid và nhiều loại thuốc khác. Có thời điểm, tôi phải uống 21 viên thuốc mỗi ngày và dùng morphine giảm đau" - một năm sau khi phát hiện bệnh, Carla đã hết tế bào ung thư nhưng cô không bao giờ quên được quãng thời gian sống chung với bệnh tật.

Từ việc không có khả năng để đứng tắm dưới vòi hoa sen, Carla đã có thể chèo thuyền hơn 100 dặm.

Những điều cần biết về ung tư cổ tử cung

Theo TheasianParent, ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 10 ở Singapore. Dù tỷ lệ mắc bệnh này đang giảm, Hiệp hội Ung thư Singapore vẫn khuyến cáo mỗi phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm Pap smear thường xuyên, cụ thể như sau:

- Phụ nữ sau 25 tuổi đến 69 tuổi nên làm xét nghiệm tế bào tử cung

- Đã quan hệ tình dục

- Cứ mỗi 3 năm làm xét nghiệm một lần

Trong hầu hết các trường hợp, ung thư cổ tử cung là căn bệnh phát triển chậm. Vì vậy, sàng lọc kịp thời là chìa khóa để sớm phát hiện và điều trị thành công. Các bà mẹ không nên bỏ qua nội dung này khi khám sức khỏe.

Nguồn Ngôi Sao: https://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/nguoi-song-sot-qua-ung-thu-co-tu-cung-canh-bao-dieu-thuong-bi-bo-qua-3744109.html