Người Sài Gòn tiếc nuối khi khu chợ cũ sắp sửa giải tỏa: 'Cô đã buôn gánh bán bưng nơi này gần 40 năm rồi!'

Trước thông tin UBND TP.HCM sẽ chấm dứt hoạt động khu chợ Cô Giang (Cô Giang, Q.1), 350 tiểu thương đã không khỏi tiếc nuối. Thế nhưng, họ vẫn một lòng chấp thuận rời đi.

Vào ngày 16/3, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo khẩn về việc chấm dứt hoạt động chợ lề đường Cô Giang (Cô Giang, Q,1) để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị TP. Không những thế, 2 khu chợ là Tôn Thất Đạm và chợ hẻm 41 Nguyễn Văn Tráng cũng được UBND TP quyết định chấm dứt hoạt động từ năm 2017.

Theo đó, chợ Cô Giang được thành lập vào năm 1994, đến nay đã có được 25 năm tuổi. Khu chợ cũ này hoạt động từ 5h-13h hằng ngày ở hai bên lề đường Cô Giang, Đề Thám thuộc phường Cô Giang và phường Cầu Ông Lãnh.

Chợ Cô Giang dựng tạm bợ, hoạt động trên đường Cô Giang, Q.1.

Nhiều tiểu thương đã gắn bó với nơi này.

Nó đã trở thành nguồn sống của nhiều gia đình.

Khu chợ được xây dựng tạm bợ, không có nhà lồng, không có quầy sạp cố định, các hộ tiểu thương ở đây hầu hết đều tự trang bị bàn ghế, kệ, dù bạt để buôn bán. Đồng thời, vì chợ không có hệ thống xử lý rác, nước thải, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường,… nên theo quy định chung của chính phủ, những chợ như thế này sẽ bị xóa bỏ.

Trước thông tin ấy, 350 tiểu thương tại chợ Cô Giang đã không khỏi tiếc nuối vì thời gian gắn bó lâu dài với khu chợ cũ này. Sáng 19/3, có mặt tại chợ Cô Giang ngay từ sớm, các sạp hàng vẫn tấp nập người bán kẻ mua giữa lòng thành phố. Tuy nhiên, từ khi nghe thông báo về việc xóa bỏ chợ, nhiều tiểu thương đã không giấu được sự buồn rầu.

Trước quyết định hoạt động kinh doanh tại chợ Cô Giang sẽ bị xóa bỏ, nhiều người tỏ ra tiếc nuối.

Cô Nguyễn Thị Tiềm chia sẻ: “Cô đã ở khu chợ này gần 40 năm rồi, từ cái thời vừa đi thanh niên xung phong năm 19 tuổi về. Nó không chỉ là chén cơm mỗi ngày mà còn là sự gắn bó thân thuộc vậy”.

Chị Hoa (bán nước sâm) cho biết: Gia đình chị đã hành nghề này được 27 năm, từ trước khi khu chợ chưa được thành lập chính thức. Đến nay, khi mẹ bệnh thì nhường lại chị bán tiếp.

“Khu chợ không chỉ là nơi kiếm sống cho 350 tiểu thương, mà còn hàng nghìn người bán hàng rong nữa. Nếu giờ chính quyền muốn xóa bỏ thì gia đình chị cũng chấp nhận thôi, miễn sao nhà nước có phương án để tiếp tục duy trì cuộc sống cho mọi người thì chị cũng an lòng” - chị Hoa cho biết.

Cô Nguyễn Thị Tiềm (65 tuổi) đồng quan điểm: Cô đã ở khu chợ này gần 40 năm rồi, từ cái thời vừa đi thanh niên xung phong năm 19 tuổi về. Nó không chỉ là chén cơm mỗi ngày mà còn là sự gắn bó thân thuộc vậy. Nhiều gia đình có bà bán thịt, con bán rau, vợ chồng bán cá… đều chịu cực khổ để kiếm sống ở đây cơ mà.”

Không khí vẫn tấp nập vào những ngày cuối cùng này.

Theo đó, tùy vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế và mức doanh thu, mỗi hộ sẽ nhận được quận 1 hỗ trợ từ 29-44 triệu đồng.

Cô Lê Thị Mận cũng chia sẻ rằng mình đã ở khu chợ này từ năm 12 tuổi, nhờ nó mới nuôi được các con ăn học tới nơi tới chốn.

“Cô Giang giải tỏa khó sống lắm nên chính quyền có thể tìm chỗ nào để tạo điều kiện buôn bán lại, duy trì nguồn sống cho mọi người. Nếu chỗ mới gần gần đây thì các tiếu thương đều vui mừng mà di dời cả…”

Theo đó, tùy vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế và mức doanh thu, mỗi hộ sẽ nhận được quận 1 hỗ trợ từ 29-44 triệu đồng.

Hà Thương

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/xa-hoi/nguoi-sai-gon-tiec-nuoi-khi-khu-cho-cu-sap-sua-giai-toa-co-da-buon-ganh-ban-bung-noi-nay-gan-40-nam-roi-4797969.html