Người phụ nữ xấu số bị suy gan cấp tính và tử vong chỉ vì ăn phải thực phẩm ngâm lâu quá 24 tiếng

Sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, cô Triệu bắt đầu có biểu hiện đau bụng nên được đưa vào bệnh viện.

Cô Triệu (34 tuổi) sống tại thành phố Đông Hoản, Trung Quốc. Mới đây, sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, cô Triệu bắt đầu có biểu hiện đau bụng nên được đưa vào bệnh viện Dongguan Hospital of Traditional Chinese Medicine điều trị, nhưng không may do bệnh tình tiến triển nặng nên cô Triệu đã tử vong.

Sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, cô Triệu có dấu hiệu đau bụng.

Sau khi ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng, cô Triệu có dấu hiệu đau bụng.

Ông Đỗ Tế Dân, Phó viện trưởng Viện giám sát sức khỏe cộng đồng, công tác tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Đông Hoản, cho biết: "Cô Triệu là nhân viên sống tại ký túc xá của công ty. Cô Triệu đã ăn mộc nhĩ ngâm quá 24 tiếng dẫn đến suy gan cấp tính và tử vong. Theo kết quả xét nghiệm, trong máu và nước tiểu của bệnh nhân phát hiện độc tố Bongkrek acid, được chẩn đoán ngộ độc Bongkrek acid.

Độc tố Bongkrek acid được sản sinh bởi vi khuẩn Pseudomonas vốn tồn tại trong thế giới tự nhiên và môi trường đất. Trong quá trình trồng và vận chuyển mộc nhĩ, mộc nhĩ có thể bị nhiễm khuẩn. Ví dụ, nếu chúng ta bảo quản hoặc gia công sai phương pháp có thể khiến mộc nhĩ nhiễm khuẩn và sinh ra độc tố. Khi mộc nhĩ ngâm thời gian dài, trong môi trường ẩm ướt, nó sẽ sản sinh ra vi khuẩn Pseudomonas và độc tố Bongkrek acid có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng".

Ông Đỗ Tế Dân, Phó viện trưởng Viện giám sát sức khỏe cộng đồng.

Suy gan cấp tính là gì?

Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan một cách ồ ạt do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh cảnh lâm sàng cấp tính với các biểu hiện: Vàng da, rối loạn đông máu, bệnh lý não gan (hôn mê gan), suy đa tạng... ở một người trước đó có chức năng gan bình thường.

Nguyên nhân suy gan cấp tính

- Nguyên nhân vi sinh vật

Do các virus viêm gan A, B, C, E, trong đó virus viêm gan B là nguyên nhân phổ biến nhất ở Việt Nam.

Các virus khác: Cytomegalovirus, Herpes, Epstein Barr, thủy đậu.

Vi khuẩn: Gặp ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tổn thương gan và suy gan cấp tới 20 - 25%.

Ký sinh trùng: Sốt rét, sán lá gan, giun.

- Do ngộ độc

Paracetamol là thuốc hay gặp nhất trong ngộ độc dẫn tới suy gan cấp, kể cả với liều điều trị thông thường ở bệnh nhân nghiện rượu, hoặc được sử dụng cùng với các thuốc chuyển hóa qua enzyme Cytochrome 450, ví dụ như các thuốc chống co giật.

Các thuốc khác: Isoniazide, Rifampicin, thuốc chống viêm không Steroid, Sulphonamides, Phenytoin, Tetracycline, Allopurinol, Ketoconazole, IMAO...

Ngộ độc các thuốc đông y, đặc biệt là chất bảo quản thuốc.

Các loại nấm mốc: Điển hình là nấm Amianita phalloides.

Các nguyên nhân khác:

Hội chứng gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai.

Tắc mạch lớn ở gan.

Hội chứng Reys.

Phân loại suy gan cấp tính

Phân loại lâm sàng kinh điển, dựa vào khoảng thời gian từ khi biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lý não gan:

Suy gan tối cấp 7 ngày.

Suy gan cấp 8 - 28 ngày.

Suy gan bán cấp 5 - 12 tuần.

Bệnh lý não gan chia làm 4 mức độ:

Độ I: Hưng phấn hoặc trầm cảm, nói nhịu, hơi lẫn, rối loạn giấc ngủ, run nhẹ.

Độ II: Lơ mơ, mất định hướng, u ám, run rõ.

Độ III: Ngủ lịm, nhưng còn đáp ứng, tăng phản xạ, run thường xuyên.

Độ IV: Hôn mê sâu, không còn run.

Theo Pearvideo

TÚ UYÊN

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/nguoi-phu-nu-xau-so-bi-suy-gan-cap-tinh-va-tu-vong-chi-vi-an-phai-thuc-pham-ngam-lau-qua-24-tieng-222020215111458527.htm