Người phụ nữ Việt duy nhất trở thành hoàng hậu ở nước ngoài là ai?

Bà được xem là công chúa mở cõi đầu tiên khi chấp nhận làm dâu Chiêm Thành năm 1306, giúp lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam.

 Huyền Trân là con gái của vua Trần Nhân Tông. Bà được xem là công chúa mở cõi đầu tiên khi chấp nhận làm dâu Chiêm Thành năm 1306, giúp lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam.

Huyền Trân là con gái của vua Trần Nhân Tông. Bà được xem là công chúa mở cõi đầu tiên khi chấp nhận làm dâu Chiêm Thành năm 1306, giúp lãnh thổ Đại Việt được mở rộng về phía Nam.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1301, vua Trần có chuyến du ngoạn Chiêm Thành. Trước khi ra về, ông hứa gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân, dù lúc đó vua Chiêm đã hơn 80 tuổi. Đổi lại, vua Chiêm Thành phong Huyền Trân làm Vương hậu và dâng vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho nước ta.

Năm 1285, Hốt Tất Liệt phong con trai (Thoát Hoan) làm Trấn Nam vương, dẫn đại quân tiến vào xâm lược nước ta. Giai đoạn đầu, với sức mạnh vượt trội, quân Nguyên giành thế áp đảo trên chiến trường. Trong tình thế nguy cấp, An Tư công chúa đã tự nguyện kết hôn với Thoát Hoan, tạo điều kiện cho vua tôi nhà Trần có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Theo các tài liệu lịch sử, An Tư công chúa được cho là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông, cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Đến nay, cuộc đời công chúa An Tư, sau khi chấp nhận lấy Thoát Hoan, vẫn còn là điều bí ẩn với các nhà sử học.

Công nữ Ngọc Vạn là con gái thứ hai của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi gả Ngọc Vạn cho ông. Bà trở thành hoàng hậu Chân Lạp với tước hiệu Brhat Mae Samdach Brhat Bhagavati Amara Deva Thida. Đổi lại, chúa Nguyễn được lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay, dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp).

Theo sách Nguyễn Phúc tộc thế phả, năm Tân Mùi (1631), Ngọc Khoa được đức Hy Tông (Sãi Vương) gả cho vua Chiêm Thành là Po Rômê. Nhờ có cuộc hôn nhân này mà tình giao hảo giữa hai nước tốt đẹp.

Người được cho là phụ nữ Việt đầu tiên lấy chồng Nhật Bản: Công nữ Ngọc Hoa, họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Hoa. Theo tài liệu và sự tích còn lưu giữ của Nhật Bản, bà là con gái nuôi của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1619, công nữ Ngọc Hoa được gả cho Araki Sotaro, nhà hàng hải kiệt xuất thuộc dòng dõi Samurai sang buôn bán Hội An (Quảng Nam). Một năm sau, bà theo chồng về Nhật sống và mất năm 1645. Sau khi qua đời, bà được an táng tại chùa Daioji ở thành phố Nagasaki.

Hiện nay, bảo tàng Nagasaki vẫn còn lưu giữ chiếc gương soi của công nữ Ngọc Hoa. Ngoài ra, lễ hội Okunchi mở hàng năm ở Nagasaki (từ ngày 7 đến 9/10) có đám rước do thiếu nhi đóng vai vợ chồng Ngọc Hoa đứng trên mũi chiếc thuyền buôn. Cuộc hôn nhân này đã thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Đàng Trong và Nhật Bản lúc bấy giờ.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nguoi-phu-nu-viet-duy-nhat-tro-thanh-hoang-hau-o-nuoc-ngoai-la-ai-1377457.html