'Người phụ nữ trong tranh': Góc nhìn khác về Kế Hoàng hậu trong mắt người phương Tây

Khác với những phiên bản truyền hình của Trung Quốc, điện ảnh Pháp đã sản xuất một bộ phim về Kế Hoàng hậu được trình chiếu tại LHP Cannes 2017 với góc nhìn mới lạ hơn.

Trước nay vẫn luôn quan tâm đến câu chuyện của Kế Hậu, bà là Hoàng hậu nhưng đột nhiên thất sủng, lại lựa chọn một hành động thất thường đó là cắt tóc đoạn tuyệt nhưng lại không có một lời giải thích nào thỏa đáng. Ngoài tuyệt vọng, cắt tóc đoạn tuyệt có thể còn bao gồm cả sự thức tỉnh và thù hận.

Rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng được xây dựng dựa trên bí ẩn này. Theo đó, các câu chuyện được phát triển theo hướng giải thích cho hành động khó hiểu này. Đa số cho rằng vì cung đấu thất bại, cũng có lý do do rằng đó là sự tuyệt vọng đối với Hoàng thượng.

Poster Người phụ nữ trong tranh.

Đạo diễn Người phụ nữ trong tranh(画框里的女人) đã nhìn thấy một bức chân dung của Hoàng hậu thời nhà Thanh trong viện bảo tàng tạo nên chính giai thoại lịch sử bí ẩn này. Bộ phim điện ảnh cung đình này không hề có bất kỳ yếu tố cung đấu nào, con người Kế hậu vô cùng lương thiện đơn giản, bà đối xử với hạ nhân cũng rất hòa nhã, bà là người yêu ghét vui buồn rõ ràng, không hề có tâm địa ác độc nào. Không chỉ có thế, bà còn là một người phụ nữ có nội tâm vừa mềm yếu vừa nhạy cảm. Kỳ thực thì đây giống như một bộ phim phản ánh tâm lý của Kế hậu (Phạm Băng Băng thủ vai) khi nội tâm dần dần sụp đổ.

Từ hư không ban đầu, đến kiệt sức, đau khổ rồi những ghen tuông liên tiếp, sự giận giữ và phẫn nộ, khi nội tâm sắp sụp đổ chỉ còn một tia hi vọng mong manh đó là dựa vào bức chân dung trong khung để giành lại sự sủng ái. Dùng cách này thực sự rất khó có thể tranh sủng, nhưng bà lại không hiểu cảm xúc đó và cũng không biết sử dụng sự quyến rũ của phụ nữ. Bà cố chấp cho rằng mình có thể thay thế Tiên Hoàng hậu, giành được tình yêu mà Tiên Hoàng hậu đã từng có được, thế nên bà đã bắt chước Tiên Hoàng hậu, bao gồm cả bức chân dung này cũng vậy.

Nhưng có một điều ngoài ý muốn đã xảy ra trong quá trình vẽ tranh. Lần đầu tiên bà được người khác ngưỡng mộ, vẻ đẹp của bà, vẻ đáng yêu của bà, cả sự tò mò và sùng bái của bà. Người họa sĩ (Melvil Poupaud thủ vai) vẽ tranh ngưỡng mộ bà từ nội tâm đến ngoại hình. Sự tương tác giữa họ vô cùng đáng yêu, có thể nói người họa sĩ đã mở được rất nhiều nút thắt trong lòng bà (chẳng hạn như thay vì đi ghen tuông với các phi tần khác chi bằng thưởng thức cái đẹp, và như thế bà cũng không cần phải đau đáu trong lòng nữa).

Diễn viên chính của bộ phim tại thảm đỏ LHP Cannes 2017.

Trong cuộc nói chuyện, họ nhắc đến sự khác biệt giữa văn hóa phương tây và Trung Quốc, nhắc đến sự khác nhau giữa quyền uy của Thiên tử và Thiên chủ, sự khác nhau giữa mỹ thuật phương Đông và phương Tây, bọn họ còn nhắc về “yêu”. Một Hoàng hậu nương nương sống trong hậu cung quá lâu, lúc này thế giới của bà như được mở ra. Hơn nữa, giữa họ còn nảy sinh một kiểu giao lưu vô cùng kỳ lạ, vị Hoàng hậu đáng thương khi gặp người khiến mình rung động nhưng lại không hiểu được đó chính là tình yêu, bà chỉ có thể đó là một thứ cảm xúc vô cùng “kỳ lạ”. Vốn dĩ là một người đàn bà u sầu đau khổ, bà cảm thấy mình như sống lại một lần nữa và có một sự trải nghiệm vô cùng dịu dàng đối với tất cả vạn vật trên thế giới.

Có một cuộc đối thoại bằng tiếng Pháp trong giáo đường, người họa sĩ đã nói với Linh mục rằng ông cảm thấy mình giống như bị tra tấn sâu sắc, ông quá si mê với bức chân dung ấy và cũng vô cùng nhạy cảm với nó. Ông cảm thấy mình giống như đang lạc lối, nhưng không biết rằng bản thân mình đang lạc lối với người phụ nữ này hay với bức chân dung kia.

「Je pense à ce que dit Saint-Augustin, le cœur est inquiet jusqu’à ce qu’il se repose en dieu」

Tôi nhớ lại những lời thánh Augustino đã từng nói, trái tim tôi sẽ luôn đau khổ cho tới khi nó được yên nghỉ trước Thượng đế.

Đáng tiếc quãng thời gian tươi đẹp lại quá ngắn ngủi. Họ không ngừng bị hấp dẫn bởi đối phương, dần dần mất kiểm soát và bối rối với nhau. Thứ tình cảm vừa mới chớm nở còn chưa có chỗ cho nó phát triển thì tình hình lại ngay lập tức quay trở lại như cũ, mọi thứ lại trở nên ảm đạm và bí ẩn. Tấm ảnh bìa là một cảnh mà tôi vô cùng thích, nó giống như một cơn ác mộng, hoa văn trên cổ tay có một chút giống với phong cách của Keith Haring, đôi mắt sau khi trang điểm trông giống như đang rơi lệ.

Cuối cùng thì bức chân dung này đã làm cho Hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, ánh mắt dịu dàng như nước đó có lẽ bản thân Hoàng đế cũng chưa từng thấy bao giờ. Ông không có tình cảm với Kế hậu, Kế hậu đối với ông cũng luôn căng thẳng, dè dặt và sợ hãi. Với Kế hậu mà nói, bức chân dung ấy không đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu, ngược lại nó khiến cho Hoàng thượng (Huỳnh Giác thủ vai) càng căm ghét mình hơn, người họa sĩ cũng bị bắt ra chiến trường, thế giới của bà hoàn toàn không còn ánh sáng nữa. Cuối cùng bà đến Viên Minh Viên, trong sự thức tỉnh và tuyệt vọng, bà đã tự cắt tóc của chính mình.

>

[VIETSUB] NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRANH - HỌA KHUÔNG NỮ NHÂN

[VIETSUB] 200407 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRANH - HỌA KHUÔNG NỮ NHÂNĐây là phiên bản cut gần 50 phút của bộ phim điện ảnh Người phụ nữ trong tranh với độ dài gốc gần 2 tiếng. Vì bản gốc có những phân đoạn tiếng Pháp không có sub tiếng Trung, đồng thời dưới phiên bản cut này được chỉnh sửa một cách dễ hiểu hơn, truyền tải gần như trọn vẹn nhất có thể nên page đã tiến hành sub trên bản này!Người phụ nữ trong tranh là một góc nhìn khác về Kế Hoàng hậu dưới con mắt của người Tây phương. Phim do ekip Pháp sản xuất vào năm 2013 từ khâu đạo diễn đến biên kịch nội dung, chỉ mời diễn viên Trung Quốc tham gia.Lưu ý: Đây là tác phẩm nghệ thuật không theo nội dung cung đấu, được công chiếu tại LHP Cannes 2017 và một số nước như Pháp, Anh, Đức và Nhật. Bộ phim được phát hành dưới dạng DVD tại một số quốc gia và bị hạn chế tại Trung Quốc (do góc nhìn phim khác biệt).Nếu trên facebook không rõ, các bạn có thể coi trên link sau:https://drive.google.com/file/d/1S9bqWqfp5zjhS2sZqtkeVIavDcMI1FhF/view?usp=sharingCre video cut: 嗑学家kdlVietsub bởi page Phạm Băng Băng 范冰冰 - Fan Bingbing ღ Bing Bang VN ღNghiêm cấm đăng lại dưới mọi hình thức!Sau đây là đoạn phân tích, cảm nghĩ về phim từ fan Trung thực hiện bản cut này. *** Đoạn văn phía dưới có tiết lộ nội dung phim, các bạn nên cân nhắc khi đọc! **** (nên xem phim xong rồi đọc cảm nghĩ sẽ trọn vẹn cảm xúc hơn!)________________________________________________________________________Trước nay vẫn luôn quan tâm đến câu chuyện của Kế Hậu, bà là Hoàng hậu nhưng đột nhiên thất sủng, lại lựa chọn một hành động thất thường đó là cắt tóc đoạn tuyệt nhưng lại không có một lời giải thích nào thỏa đáng. Ngoài tuyệt vọng, cắt tóc đoạn tuyệt có thể còn bao gồm cả sự thức tỉnh và thù hận.Rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình cũng được xây dựng dựa trên bí ẩn này. Theo đó, các câu chuyện được phát triển theo hướng giải thích cho hành động khó hiểu này. Đa số cho rằng vì cung đấu thất bại, cũng có lý do do rằng đó là sự tuyệt vọng đối với Hoàng thượng. Đạo diễn Người phụ nữ trong tranh đã nhìn thấy một bức chân dung của Hoàng hậu thời nhà Thanh trong viện bảo tàng tạo nên chính giai thoại lịch sử bí ẩn này. Bộ phim điện ảnh cung đình này không hề có bất kỳ yếu tố cung đấu nào, con người Kế hậu vô cùng lương thiện đơn giản, bà đối xử với hạ nhân cũng rất hòa nhã, bà là người yêu ghét vui buồn rõ ràng, không hề có tâm địa ác độc nào. Không chỉ có thế, bà còn là một người phụ nữ có nội tâm vừa mềm yếu vừa nhạy cảm. Kỳ thực thì đây giống như một bộ phim phản ánh tâm lý của Kế hậu khi nội tâm dần dần sụp đổ.Sau khi được chỉnh sửa lại, một số nguyên nhân hậu quả và phim gốc cũng có sự thay đổi, một số đoạn đối thoại và mốc thời gian cũng được điều chỉnh. Mốc thời gian mới đã thể hiện cách lý giải của tôi về sự thay đổi tâm lý của Kế hậu.Từ hư không ban đầu, đến kiệt sức, đau khổ rồi những ghen tuông liên tiếp, sự giận giữ và phẫn nộ, khi nội tâm sắp sụp đổ chỉ còn một tia hi vọng mong manh đó là dựa vào bức chân dung trong khung để giành lại sự sủng ái. Dùng cách này thực sự rất khó có thể tranh sủng, nhưng bà lại không hiểu cảm xúc đó và cũng không biết sử dụng sự quyến rũ của phụ nữ. Bà cố chấp cho rằng mình có thể thay thế Tiên Hoàng hậu, giành được tình yêu mà Tiên Hoàng hậu đã từng có được, thế nên bà đã bắt chước Tiên Hoàng hậu, bao gồm cả bức chân dung này cũng vậy.Nhưng có một điều ngoài ý muốn đã xảy ra trong quá trình vẽ tranh. Lần đầu tiên bà được người khác ngưỡng mộ, vẻ đẹp của bà, vẻ đáng yêu của bà, cả sự tò mò và sùng bái của bà. Người họa sĩ vẽ tranh ngưỡng mộ bà từ nội tâm đến ngoại hình. Sự tương tác giữa họ vô cùng đáng yêu, có thể nói người họa sĩ đã mở được rất nhiều nút thắt trong lòng bà (chẳng hạn như thay vì đi ghen tuông với các phi tần khác chi bằng thưởng thức cái đẹp, và như thế bà cũng không cần phải đau đáu trong lòng nữa). Trong cuộc nói chuyện, họ nhắc đến sự khác biệt giữa văn hóa phương tây và Trung Quốc, nhắc đến sự khác nhau giữa quyền uy của Thiên tử và Thiên chủ, sự khác nhau giữa mỹ thuật phương Đông và phương Tây, bọn họ còn nhắc về “yêu”. Một Hoàng hậu nương nương sống trong hậu cung quá lâu, lúc này thế giới của bà như được mở ra. Hơn nữa, giữa họ còn nảy sinh một kiểu giao lưu vô cùng kỳ lạ, vị Hoàng hậu đáng thương khi gặp người khiến mình rung động nhưng lại không hiểu được đó chính là tình yêu, bà chỉ có thể đó là một thứ cảm xúc vô cùng “kỳ lạ”. Vốn dĩ là một người đàn bà u sầu đau khổ, bà cảm thấy mình như sống lại một lần nữa và có một sự trải nghiệm vô cùng dịu dàng đối với tất cả vạn vật trên thế giới.Có một cuộc đối thoại bằng tiếng Pháp trong giáo đường, người họa sĩ đã nói với Linh mục rằng ông cảm thấy mình giống như bị tra tấn sâu sắc, ông quá si mê với bức chân dung ấy và cũng vô cùng nhạy cảm với nó. Ông cảm thấy mình giống như đang lạc lối, nhưng không biết rằng bản thân mình đang lạc lối với người phụ nữ này hay với bức chân dung kia.「Je pense à ce que dit Saint-Augustin, le cœur est inquiet jusqu’à ce qu’il se repose en dieu」Tôi nhớ lại những lời thánh Augustino đã từng nói, trái tim tôi sẽ luôn đau khổ cho tới khi nó được yên nghỉ trước Thượng đế.Đáng tiếc quãng thời gian tươi đẹp lại quá ngắn ngủi. Họ không ngừng bị hấp dẫn bởi đối phương, dần dần mất kiểm soát và bối rối với nhau. Thứ tình cảm vừa mới chớm nở còn chưa có chỗ cho nó phát triển thì tình hình lại ngay lập tức quay trở lại như cũ, mọi thứ lại trở nên ảm đạm và bí ẩn. Tấm ảnh bìa là một cảnh mà tôi vô cùng thích, nó giống như một cơn ác mộng, hoa văn trên cổ tay có một chút giống với phong cách của Keith Haring, đôi mắt sau khi trang điểm trông giống như đang rơi lệ. Cuối cùng thì bức chân dung này đã làm cho Hoàng đế nổi cơn thịnh nộ, ánh mắt dịu dàng như nước đó có lẽ bản thân Hoàng đế cũng chưa từng thấy bao giờ. Ông không có tình cảm với Kế hậu, Kế hậu đối với ông cũng luôn căng thẳng, dè dặt và sợ hãi. Với Kế hậu mà nói, bức chân dung ấy không đạt được hiệu quả như kỳ vọng ban đầu, ngược lại nó khiến cho Hoàng thượng càng căm ghét mình hơn, người họa sĩ cũng bị bắt ra chiến trường, thế giới của bà hoàn toàn không còn ánh sáng nữa. Cuối cùng bà đến Viên Minh Viên, trong sự thức tỉnh và tuyệt vọng, bà đã tự cắt tóc của chính mình.

Người đăng: Phạm Băng Băng 范冰冰 - Fan Bingbing ღ Bing Bang VN ღ vào Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Bạn có thể thưởng thức bộ phim tại đây!

Phượng Nguyễn

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dien-anh/goc-nhin-khac-ve-ke-hoang-hau-trong-mat-nguoi-phuong-tay-7298535.html