Người phụ nữ thứ ba giành giải Nobel Vật lý trong lịch sử 117 năm

Nhờ việc đề ra lý thuyết cấu trúc hạt nhân dạng lớp, Phó Giáo sư Donna Strickland của Đại học Waterloo tại Ontairo (Canada) đã trở thành người phụ nữ thứ 3 giành được giải Nobel Vật lý trong lịch sử 117 năm của giải thưởng này.

Phó Giáo sư Donna Strickland

Bà Donna Strickland là nữ khoa học gia thứ 3 trong lịch sử nhận giải Nobel Vật lý. "Chúng ta cần tiếp tục vinh danh những người phụ nữ làm việc trong ngành nghiên cứu vật lý. Tôi hy vọng những chuyện này sẽ tiếp tục diễn ra nhanh hơn trong tương lai ", bà Strickland nói qua điện thoại với các phóng viên tham gia buổi công bố giải thưởng.

Bà Strickland cũng cho biết, công nghệ bà đang nghiên cứu có thể được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ hóa học, vật lý học, y học và cả cơ học…

Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố Giải Nobel Vật lý 2018

Giải Nobel Vật lý 2018 trị giá 770.000 USD đã được Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao cho 3 nhà khoa học là Arthur Ashkin, Gérard Morou và Donna Strickland cho công trình nghiên cứu về vật lý laser. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá các phát minh đoạt giải Nobel năm nay đã cách mạng hóa ngành vật lý laser, giúp nghiên cứu hiệu quả và chính xác hơn các vật thể cực nhỏ và quá trình diễn ra siêu nhanh. Sự ra đời của những công cụ có độ chính xác cao giúp đã mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y học.

Từ phải sang: 3 nhà khoa học là Arthur Ashkin, Gérard Morou và Donna Strickland

Nhà vật lý học người Mỹ Askhin nhận được một nửa giải thường nhờ phát minh “nhíp quang học”, cho phép ánh sáng xử lý các sinh vật nhỏ. Còn hai nhà vật lý đến từ Pháp và Canada là Gérard Mourou và Donna Strickland cùng chia sẻ một nửa giải thưởng còn lại vì “phương pháp tạo ra các xung quang học siêu ngắn có cường độ cao”. Được biết, Gérard Mourou cũng chính là người thầy từng hướng dẫn tiến sỹ cho Donna Strickland.

Những tia laser siêu sắc bén cho phép con người cắt hoặc khoan trên nhiều loại chất liệu với độ chính xác cực cao, thậm chí có thể áp dụng đối với vật chất sống. Hàng triệu cuộc phẫu thuật mắt được thực hiện mỗi năm nhờ vào công nghệ này. Kẹp quang học của ông Ashkin cho phép con người "bắt được" các phân tử và nguyên tử bằng tia laser. Công nghệ này có thể được sử dụng để kiểm tra và tác động đến cách hoạt động của virus, vi khuẩn và các tế bào sống khác mà không gây ra tổn hại đến vật thể. Công nghệ này mở ra hàng loạt cơ hội để nhân loại quan sát và kiểm soát sự vận hành của sự sống. Nhiều phòng thí nghiệm sử dụng kẹp quang học để nghiên cứu các quá trình vận động sinh học như protein, vận động cấp phân tử, vật chất di truyền ADN hoặc sự hoạt động bên trong các tế bào.

Nhà vật lý học Đức Maria Geoppert Mayber

Trước khi giải Nobel Vật lý 2018 được công bố, đã có tổng cộng 111 giải Nobel Vật lý được trao cho 207 nhà khoa học, trong đó chỉ có 2 phụ nữ. Trước bà Strickland, lần gần nhất một nữ khoa học gia được nhận giải thưởng danh giá này là nhà vật lý học lý thuyết người Mỹ gốc Đức Maria Goeppert Mayer. Năm 1963, bà Maria Goeppert Mayer cùng với nhà vật lý người Đức Hans J. D. Jensen đã đoạt giải Nobel Vật lý về nghiên cứu hạt nhân nguyên tử. Ngoài ra, bà Mayer còn nổi tiếng thế giới trong các nghiên cứu về lý thuyết chất rắn, lực học thống kê, lý thuyết tương biến...

Nhà khoa học Marie Curie

Còn nhà khoa học Ba Lan Marie Curie là người đầu tiên giành được 2 Giải Nobel, một trong lĩnh vực vật lý và một trong lĩnh vực hóa học. Sau 4 năm miệt mài nghiên cứu với sự giúp đỡ của chồng, bà Marie Curie đã tìm ra một nguyên tố phóng xạ mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần Urani nguyên chất. Không lâu sau đó, vợ chồng bà tiếp tục tìm ra một nguyên tố mới là Radi. Với hàng nghìn thí nghiệm sau đó, hai ông bà đã tinh luyện thành công 1/10 gam Radi trong một tấn quặng. Với thành tựu đột phá này, hai vợ chồng bà đã vinh dự được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903.

Ngự Bình Nobel Prize, latestly.com

Nguồn Phụ Nữ VN: http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/nguoi-phu-nu-thu-ba-gianh-giai-nobel-vat-ly-trong-lich-su-117-nam-post49297.html