Người phụ nữ Mường đam mê giữ gìn nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống

Bà Phạm Thị Bảo (sinh năm 1954), dân tộc Mường, ở Thanh Hóa, mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng như nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một.

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng như nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, gần 15 năm nay, bà Phạm Thị Bảo (sinh năm 1954), dân tộc Mường, ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, đã mang tâm huyết của mình giữ gìn, phát triển sản phẩm vải thổ cẩm dệt tay của người Mường. Bên cạnh đó, bà còn giúp cho nhiều lao động tại địa phương có thêm việc làm và thu nhập.. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng như nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, gần 15 năm nay, bà Phạm Thị Bảo (sinh năm 1954), dân tộc Mường, ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, đã mang tâm huyết của mình giữ gìn, phát triển sản phẩm vải thổ cẩm dệt tay của người Mường. Bên cạnh đó, bà còn giúp cho nhiều lao động tại địa phương có thêm việc làm và thu nhập.. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Sản phẩm thổ cẩm của cơ sở sản xuất hàng thổ cẩm dân tộc Mường Bảo Hằng đa dạng về mẫu mã, phong phú về màu sắc đáp ứng nhu cầu thị trường. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Bà Phạm Thị Bảo đang được huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Bà Phạm Thị Bảo luôn tìm cách để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm trên đất Mường bằng cách tận tình chỉ dạy cho các chị em và thế hệ sau. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Bằng tâm huyết và đam mê, bà Phạm Thị Bảo (phải) đã truyền lửa cho những người phụ nữ Mường cùng bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/nguoi-phu-nu-muong-dam-me-giu-gin-nghe-det-vai-tho-cam-truyen-thong/698097.vnp