Người phụ nữ có kinh nguyệt đến 2 lần/tháng, bác sĩ cảnh báo triệu chứng cần đến bệnh viện gấp

Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: 'Tại sao kinh nguyệt của tôi đến liên tục?'.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Phân, bệnh viện Beijing Liying Obstetrics & Gynecology Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (36 tuổi) sống tại Trung Quốc có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp và nhiều năm nay không thể thụ thai.

Ngay khi vừa bước vào phòng khám, bệnh nhân lo lắng hỏi bác sĩ: "Tại sao kinh nguyệt của tôi đến liên tục?". Được biết, trong 3 tháng qua, kinh nguyệt của người phụ nữ đến hai lần vào mỗi tháng, lượng máu lúc nhiều lúc ít, mỗi lần cô đều phải mang băng vệ sinh mới dám ra cửa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bác sĩ Hoàng cho rằng hiện tượng này liên quan đến tuổi tác, rối loạn nội tiết tố và biến đổi về bệnh lý của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, điển hình là bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp và khó thụ thai.

Thông thường kinh nguyệt đến mỗi tháng 1 lần kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu ngày đầu tiên của hai chu kỳ kinh cách nhau từ 21-35 ngày được xem là trong giới hạn bình thường nên một số phụ nữ có thể đến kinh nguyệt đều đặn 2 lần/tháng.

Thông thường, lượng kinh nguyệt sẽ nhiều vào ngày thứ hai, thứ ba và giảm dần vào các ngày tiếp theo. Về cơ bản, tổng lượng máu trung bình trong chu kỳ kinh nguyệt là 35 đến 60ml. Khi một miếng băng vệ sinh được thấm đầy, nó có thể thấm máu kinh từ 10 đến 15ml. Khi lượng kinh nguyệt nhiều thì có người sẽ thay băng vệ sinh sau mỗi 2 đến 4 tiếng, ngày dùng 5 đến 7 miếng.

Đối với lượng kinh nguyệt ít hoặc nhỏ giọt, bác sĩ Hoàng chỉ ra phụ nữ có thể dùng 3-4 miếng băng vệ sinh mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu như lượng máu kinh nhiều, tần suất thay băng vệ sinh nhiều, ban đêm xuất huyết nhiều, hoặc phải dùng băng vệ sinh ban đêm vào buổi sáng, dễ bị triệu chứng thiếu máu như chóng mặt thì nên đến bệnh viện khám.

Ngoài trường hợp kinh nguyệt đến 2 lần vào mỗi tháng, có một số phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh, chẳng hạn như chảy máu khi rụng trứng hoặc thời kỳ đầu mang thai.

Trường hợp chảy máu khi rụng trứng, bác sĩ Hoàng giải thích, hiện tượng chảy máu bất thường trong thời kỳ rụng trứng là do lượng estrogen giảm trước và sau khi rụng trứng. Khi lượng progesterone không đủ để hỗ trợ nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và có hiện tượng chảy máu màu nâu nhỏ giọt, có thể sẽ hết sau 1-3 ngày.

Ảnh minh họa

Trường hợp chảy máu thời kỳ đầu mang thai, bác sĩ Hoàng cho biết hầu hết phụ nữ đều sẽ gặp tình trạng chảy máu trong thời điểm này. Miễn là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì bạn cần phải xem xét khả năng là mình đã mang thai. Ngoài ra một số nguyên nhân khiến phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh là mang thai ngoài tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung, khối u buồng trứng và khối u tử cung có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây chảy máu bất thường.

Kinh nguyệt ra nhiều có sao không? Bác sĩ Hoàng cho rằng khi phụ nữ chảy máu ngoài kỳ kinh, trước tiên hãy xem xét liệu bạn có đang mang thai hay không, sau đó phân tích các nguyên nhân có thể gây chảy máu dựa trên các yếu tố như tuổi tác, chu kỳ kinh nguyệt, màu máu kinh, các triệu chứng tiền kinh nguyệt hoặc khó chịu khi hành kinh.

Bác sĩ Hoàng cũng cảnh báo nếu bạn đang đến kỳ kinh nguyệt nên tránh bia rượu, thực phẩm gây nóng cơ thể, các loại thực phẩm thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ. Bạn nên thư giãn tinh thần, thức khuya, thiếu ngủ và căng thẳng rất dễ gây rối loạn nội tiết tố. Đồng thời bạn nên tăng cường vận đồng, cải thiện lưu thông vùng chậu để giảm nguy cơ chảy máu bất thường.

Tú Uyên

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/nguoi-phu-nu-co-kinh-nguyet-den-2-lan-thang-bac-si-canh-bao-trieu-chung-can-den-benh-vien-gap-20210423085314818.htm