Người Nhật đối diện với nguy cơ mất thị trường thịt bò siêu đắt tiền vào tay người Trung Quốc?

Nếu hoạt động sản xuất wagyu, đồng nghĩa với thịt bò Nhật, có thể được phát triển ở Trung Quốc, Nhật có thể mất thị trường châu Á.

Ảnh: Japan Today

Ảnh: Japan Today

Thịt bò wagyu có tem “Made in China”? Các nông dân Nhật đã tránh được mối đe dọa đối với sinh kế của họ, ít nhất ở thời điểm hiện tại.

Bộ Nông nghiệp Nhật hiện đang tiến hành các thủ tục pháp lý chống lại một người đàn ông cố gắng lấy tinh dịch và trứng của bò wagyu từ Nhật sang Trung Quốc. Giới chức Nhật cáo buộc người đàn ông này vi phạm Đạo luật kiểm soát bệnh lây nhiễm Nhật.

Trong năm ngoái, Nhật xuất khẩu 906,8 tỷ yên tương đương 8,2 tỷ USD nông sản, mức cao kỷ lục và gần sát mức 1 nghìn tỷ yên theo mục tiêu của chính phủ Nhật. Thịt bò chiếm 24,7 tỷ yên trong tổng số, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu hoạt động sản xuất wagyu, đồng nghĩa với thịt bò Nhật, có thể được phát triển ở Trung Quốc, Nhật có thể mất thị trường châu Á. Những người chăn nuôi gia súc ở Nhật vốn đã đối diện với sức ép cạnh tranh cực kỳ lớn từ Hàn Quốc và Hồng Kông, những khu vực này đang nhập khẩu thịt bò wagyu từ Australia.

Ngày 15/2/2019, Bộ Nông nghiệp Nhật đã phải thành lập nhóm chuyên trách để nhanh chóng đối đầu với việc Trung Quốc đang cố gắng tiếp bước Australia trong việc sản xuất thịt bò wagyu và tìm cách để xem làm thế nào Nhật có thể bảo vệ được thị trường thịt bò chất lượng cao của mình.

Việc quản lý xuất khẩu thông qua biện pháp pháp lý rất khó. Các nhà quản lý chỉ có thể phạt tiền nếu ai đó mang giống bò ra khỏi nước Nhật trong trường hợp giống đó bị phát hiện có lây nhiễm, biện pháp này nhằm ngăn bệnh tật lây lan.

Hiện tại, giống bò wagyu chỉ có thể không được xuất khẩu do hạn chế sau khi dịch lở mồm long móng bùng phát vào năm 2000. Thế nhưng việc xuất khẩu có thể được sớm nối lại ngay khi mà Nhật đồng ý về hoạt động kiểm tra dịch tễ với một số nước khác.

Một số biện pháp hạn chế xuất khẩu có hạn chế những giao dịch được cho là có tác động xấu đến đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế, tuân thủ với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Quốc tế có một hệ thống ngăn chặn việc trồng mang mục đích thương mại những giống cây mới đặc biệt có hiệu quả kinh tế cao, nhóm các giống cây này không được phép mang ra nước ngoài. Trong đó Nhật và Trung Quốc đều ký kết tham gia thỏa thuận này.

Dù vậy, nông dân Nhật vẫn không thể ngăn được việc canh tác Shin Muscat, một giống nho cao cấp đã được mang sang Trung Quốc. Họ không thể bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ và không đăng ký bản quyền được tại Trung Quốc trước thời điểm cụ thể.

Ngay cả nếu nông dân Nhật đã học được từ bài học này, cũng chẳng có quy định quốc tế nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với những giống bò như wagyu. Bộ Nông nghiệp Nhật khẳng định sẽ vô cùng khó để cấp quyền sở hữu cho người nông dân hay người chăn nuôi.

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/nguoi-nhat-doi-dien-voi-nguy-co-mat-thi-truong-thit-bo-sieu-dat-tien-vao-tay-nguoi-trung-quoc-3496149.html