Người Nhật chọn chữ tượng hình gì làm biểu tượng của năm 2020?

NHK đưa tin, ở Nhật Bản, chữ tượng hình của năm theo truyền thống được chọn tượng trưng cho tình hình thế giới trong một năm.

Năm nay chữ tượng hình “Mitsu” với ý nghĩa “gần gũi” liên quan đến ba khuyến nghị là tránh không gian chật chội, đám đông và tiếp xúc quá gần trong tình hình đại dịch Covid-19 được công nhận là chữ tượng hình của năm 2020.

Người Nhật chọn chữ tượng hình gì làm biểu tượng của năm 2020? (Ảnh: NHK)

Người Nhật chọn chữ tượng hình gì làm biểu tượng của năm 2020? (Ảnh: NHK)

Theo truyền thống, vào mỗi dịp cuối năm, người Nhật Bản lại chọn ra chữ tượng hình tượng trưng cho tình hình thế giới trong năm qua. Chữ tượng hình này được sư trụ trì của ngôi chùa Phật giáo “Kiyomizu-dera” ở Kyoto vẽ dùng bút lông lớn và mực vẽ trên vải giấy.

Ý nghĩa chính của biểu tượng chữ tượng hình năm nay là “gần gũi”, “dày đặc” hoặc “bí mật”. Thực tế là năm nay ở Nhật Bản, khi tìm ra công thức đối đầu với Covid-19, cụm từ “ba Mitsu” (“Sanmitsu” hoặc “Mitsu-no Mitsu”) đã trở thành một cách diễn đạt phổ biến liên quan đến ba cụm từ, đều bao gồm chữ tượng hình có nghĩa là “gần gũi” để cảnh báo chính xác những gì nên tránh để không bị lây bệnh.

Theo ghi nhận của NHK, biểu thức này thường được các quan chức sử dụng trong các cuộc họp báo, và ở tất cả các thành phố của Nhật Bản, áp phích có hình ảnh của “ba Mitsu” đều được dán lên.

Ở Nhật Bản, trong văn bản người ta sử dụng chữ Hán, được vay mượn vào thời điểm mà người Nhật chưa có chữ viết riêng. Ngoài ra, chữ tượng hình từ Trung Quốc cũng tới Hàn Quốc và Việt Nam, nhưng sau này không được sử dụng nữa.

Về vấn đề này, Nhật Bản trân trọng gìn giữ truyền thống, và hiện nay cùng với chữ Hán, nước này sử dụng ký hiệu của hai bảng chữ cái của cách viết âm tiết phiên âm tiếng Nhật, cũng được hình thành từ các chữ viết tắt của chữ Hán. Chọn chữ tượng hình biểu tượng của năm được bắt đầu ở Nhật Bản từ năm 1995.

Năm 2019, chữ tượng hình “ray” có nghĩa là “trật tự, hài hòa, vẻ đẹp”, đã trở thành biểu tượng của năm.

Trong khi đó, đại diện cho năm 2018 là chữ “Tai”, có nghĩa là “tai họa hoặc thảm họa”. Chữ “Tai” được chọn là bởi, trong năm đó, Nhật Bản đã phải gánh chịu nhiều thiên tai như động đất, mưa lớn, bão và các đợt nóng.

Thêm vào đó, nhiều tai họa do con người gây ra cũng khiến nhiều người có ấn tượng sâu sắc. Một số tai họa do con người gây ra có thể kể đến các vụ lạm dụng quyền lực trong giới thể thao, vụ làm giả hồ sơ công cộng tại Bộ Tài chính và việc bài thi tuyển sinh không công bằng của các trường đại học bị phanh phui.

Tại Nhật Bản, trong ngày 13/12 ghi nhận gần 3 triệu người nhiễm bệnh, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 177.287 ca nhiễm.

Thủ đô Tokyo cũng lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc trung bình trong ngày tính theo tuần gần đây nhất vượt quá 500 người. Chính quyền thủ đô Tokyo đang tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 sau khi số ca nhiễm liên tục tăng cao trong tuần vừa qua.

Chính quyền Tokyo đang thảo luận về việc tiếp tục yêu cầu các cửa hàng ăn uống rút ngắn thời gian kinh doanh đến 10 giờ tối, thời gian áp dụng kéo dài đến ngày 11/1/2021, đồng thời xem xét khoản tiền hỗ trợ cho các cửa hàng do doanh thu bị giảm sút.

Thanh Bình (lược dịch)

Nguồn Infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/nguoi-nhat-chon-chu-tuong-hinh-gi-lam-bieu-tuong-cua-nam-2020-272245.html