Sơ cứu đúng cách khi bị bong gân

Bong gân chính là tổn thương dây chằng do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng là những dải băng dai và đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí.

Nhạc sĩ Thế Song. Ảnh: Ngô Khiêm

Tìm đến nhà nhạc sĩ Thế Song trên phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội), tôi không khỏi xúc động khi thấy người nhạc sĩ của biển đảo giờ đã bị liệt nửa người khiến việc đi lại, ăn uống, thậm chí nói chuyện cũng gặp vô vàn khó khăn. Hiện nay, mọi sinh hoạt của ông đều được con cái chăm sóc. Trò chuyện với nhạc sĩ Thế Hiển, con trai út nhạc sĩ Thế Song, tôi được biết, hằng ngày, ông vẫn thường lấy tay ra hiệu cho con cái mở các đĩa nhạc do ông sáng tác và coi đó là liều thuốc tinh thần vô giá để ông có thể chống chọi với bệnh tật.

Không gian đang im ắng, bỗng chiếc đài nhỏ nơi đầu giường ông nằm cất lên tiếng hát của NSƯT Tiến Thành như muốn thôi miên người nghe: “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa/ Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà/ Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua…”.

Nhạc sĩ Thế Hiển kể: “Nơi đảo xa” được cha anh sáng tác trên chiếc đàn piano mua bằng mấy chỉ vàng “giắt lưng”, đặt hàng từ miền Nam. Những nốt nhạc đầu tiên đã được hình thành trên cây dương cầm đắt giá này. Tuy nhiên, sự đắt giá, chuẩn mực ấy không phải là chìa khóa dẫn đến việc ra đời ca khúc. “Nơi đảo xa” có thể coi là “đứa con trời cho” của nhạc sĩ Thế Song, vì ông chưa có sự chuẩn bị kỹ càng để viết nên ca khúc này. Đặc biệt, khi sáng tác ca khúc bất hủ này, nhạc sĩ Thế Song chưa hề đến Trường Sa lần nào. Thế nhưng từ lâu, nhạc sĩ Thế Song đã ấp ủ viết một bài về lực lượng Hải quân mà không thành.

Cuộc nói chuyện bắt đầu trên nền nhạc của “Nơi đảo xa”. Nhạc sĩ Thế Hiển bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm mà cha anh viết bài hát này. Đó là vào khoảng tháng 4-1979, lúc đó, nhạc sĩ Thế Song có chuyến đi thực tế tại Đồn BP Thán Phún, Pò Hèn (Quảng Ninh). Đang đi trên đường tới Thán Phún thì được lệnh hoãn, ông dừng lại ở thị xã Hòn Gai, rồi quay về đồn Biên phòng thì gặp các chiến sĩ Hải quân Trạm 48, một trạm sửa chữa tàu biển. Các chiến sĩ ở đây đã kể cho ông nghe rất nhiều câu chuyện về cuộc sống của người lính đảo, những cảm xúc nhớ đất liền da diết và cũng thú thật là mong được ngắm người con gái quê mình.

Biết Thế Song là nhạc sĩ nên có một chiến sĩ đã mạnh dạn đề nghị: “Anh hãy viết ca khúc về bọn em. Đất nước ta có mấy nghìn ki-lô-mét bờ biển mà. Liệu anh có viết được không?”. Trước những lời đề nghị tha thiết ấy, nhạc sĩ Thế Song đồng ý ngay. Thật không ngờ, ngay sau đó, ông đã nảy ra ý tưởng của ca khúc với những câu đầu ra đời rồi nối tiếp suôn sẻ. Trên đoạn đường khoảng 150km từ Quảng Ninh về Hà Nội, ông đã hoàn thành lời 1 bài hát này. Còn lời 2 được ông viết sau đó không lâu tại Hà Nội. Và quả thực, ca khúc đã trở thành cầu nối giữa đất liền với những hòn đảo xa xôi, nơi có biết bao người lính đang ngày đêm cầm chắc tay súng canh giữ vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

Sau này, nhạc sĩ Thế Song có tâm sự với con trai út rằng: Những câu chuyện được nghe từ các chiến sĩ hằng ngày tuần tra, đi dọc mấy nghìn cây số bờ biển khiến ông suy nghĩ rất nhiều. Đơn vị Hải quân này đóng bên cạnh biển Hạ Long thơ mộng, xa xa thấy từng đoàn thuyền căng buồm, xa nữa là những đảo núi nhấp nhô. Đảo và biển nước ta đẹp quá, hòa quyện với hình ảnh người lính Hải quân hiền hậu và mến khách, ngày đêm vượt sóng gió để canh giữ biển đảo thân yêu.

Trò chuyện với những người lính đảo, nhạc sĩ Thế Song hiểu công việc của họ rất vất vả. Tự nhiên cảm xúc về biển đảo và người lính Hải quân dâng trào trong ông, giai điệu bài hát được hình thành rất nhanh. “Nơi đảo xa” hay ở chỗ, viết về đề tài chiến sĩ nhưng không đi theo mô-típ quen thuộc với âm hưởng hào hùng hoặc theo nhịp hành khúc mà lại mở đầu bằng chất tự sự theo khuynh hướng nhạc nhẹ lúc bấy giờ mới bắt đầu “thai nghén” ở miền Bắc. Nhạc sĩ Thế Hiển cũng cho biết, hầu hết những ca từ của “Nơi đảo xa” đều được hư cấu từ những câu chuyện thực của các chiến sĩ, chỉ có hình ảnh “em” là “mượn” từ đôi mắt của mẹ anh.

Nhạc sĩ Thế Song (người ngồi ngoài cùng, bên phải) cùng lính Hải quân trên tàu ra Trường Sa năm 1995. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 1995, khi “Nơi đảo xa” được khán thính giả đón nhận và nhanh chóng lan rộng, đồng thời trở thành một trong những bài truyền thống của Hải quân, nhạc sĩ Thế Song mới có dịp đến Trường Sa cùng các nhạc sĩ Doãn Nho, Lương Nguyên. Khi đó đảo Trường Sa Lớn chưa có cầu cảng, tàu phải đỗ cách mấy trăm mét, các chiến sĩ đã lội ra và cứ 2 người công kênh một người vào. Biết có tác giả “Nơi đảo xa”, các chiến sĩ đã “ưu tiên” công kênh đầu tiên trong tiếng nhạc và lời ca của chính ca khúc này. Đêm giao lưu văn nghệ, các chiến sĩ cởi trần hát “Nơi đảo xa” rất hay và cảm động, chẳng kém gì ca sĩ chuyên nghiệp.

Nhạc sĩ Thế Song được các chiến sĩ vây quanh trong niềm hân hoan, như là gặp lại người thân sau bao ngày xa cách. Gần nửa tháng ở Trường Sa, nhạc sĩ Thế Song lại được nghe rất nhiều tâm sự của những người lính đảo. Đó cũng là cảm hứng để ông tiếp tục viết lên nhiều ca khúc khác về biển đảo được nhiều người yêu thích như: Biển chuyện tình hóa đá, Biển mưa, Ngôi nhà lính đảo, Hoa hồng biển đảo, Mênh mang Trường Sa, Tình em theo cánh sóng, Hát từ vùng gió xoáy, Hòn mưa, Sóng rũ, Em yêu mến anh bộ đội...

Có một kỷ niệm gắn với ca khúc sẽ không thể nào quên với những ai may mắn được một lần ra Trường Sa, đó là “Nơi đảo xa” cũng tựa như “đảo ca”, đặc biệt các chiến sĩ vẫn gọi vui là ca khúc “đón tàu”. Hễ có tàu từ đất liền chuẩn bị cập bến thì họ sẽ bật ngay bài hát này qua hệ thống loa phóng thanh để chào đón những người thân yêu từ đất liền ra đảo. “Nơi đảo xa” không chỉ ngự trị trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, mà còn trở thành “linh hồn” của lính đảo là vì thế.

Ngô Khiêm

Nguồn PLO: http://plo.vn/xa-hoi/suc-khoe/so-cuu-dung-cach-khi-bi-bong-gan-657952.html