Người Mông Cổ làm gì trong đêm Trung thu?

Trung thu là lễ hội lớn được tổ chức và mong chờ ở nhiều nước châu Á. Bạn biết gì về ý nghĩa và nét độc đáo riêng trong lễ hội này ở các quốc gia?

1. Con vật nào gắn liền với biểu tượng cung trăng ở Trung Quốc?

Trâu
Thỏ
Khỉ

Hằng Nga là nhân vật chính trong câu chuyện thần thoại về Tết Trung thu ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, truyền thuyết về loài Thỏ Ngọc cũng bắt nguồn từ thời Chiến quốc. Theo đó, Thỏ Ngọc là người bạn đồng hành bên Hằng Nga, thường dùng chày để giã thuốc trường sinh và trông coi cung trăng. Ảnh: Photostock.

2. Người Mông Cổ làm gì trong đêm Trung thu?

Cưỡi ngựa trên đồng cỏ

Thực hiện nghi thức Khiymorio Sergeekh

Giã bánh dày dưới ánh trăng

Đi thăm viếng người thân

Mệnh danh là "dân tộc trên lưng ngựa", lễ hội Trung thu của người Mông Cổ cũng có những văn hóa đặc trưng liên quan đến ngựa. Họ cưỡi ngựa trong ánh trăng trên vùng đồng cỏ hướng về phía tây, nơi mặt trăng lặn. Hoạt động này gọi là "đuổi theo mặt trăng" và họ không dừng lại cho đến khi mặt trăng lặn trên đường chân trời. Ảnh: Wikimedia.

3. Bánh trung thu truyền thống ở Hàn Quốc có hình gì?

Tròn
Vuông
Quả đào
Bán nguyệt

Không phải hình tròn hoặc vuông như ở nhiều nước châu Á, bánh trung thu Hàn Quốc là songpyeon với hình trăng khuyết hoặc bán nguyệt. Vì người Hàn Quốc cho rằng, trăng có lúc tròn lúc khuyết giống cuộc đời con người luôn biến đổi để đạt tới sự hoàn mỹ. Nguyên liệu làm Songpyeon đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng… Ảnh: Maangchi.

4. Lễ hội ngắm trăng ở Nhật Bản có tên là gì?

Tsukimi

Shogatsu

Hanami

Domatsuri

Tsukimi còn gọi là Otsukimi, là lễ hội ăn mừng mùa thu hoạch ở Nhật Bản diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch. Theo truyền thống, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất (như những cánh đồng cỏ) và dùng bánh gạo (Tsukimi dango), khoai môn, đậu ván, hạt dẻ… và rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng cảm ơn vì một vụ mùa bội thu. Ảnh: Getty Images.

5. Ở quốc gia nào, người ta chơi trò xúc xắc trong lễ hội trăng rằm?

Philippines

Singapore

Malaysia

Thailand

The Mooncake Festival Dice Game hay còn gọi là Pua Tiong Chiu - một trò chơi xúc xắc phổ biến trong dịp Trung thu ở Philipines. Trò chơi có nguồn gốc ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) vì hầu hết người Trung Quốc nhập cư từ Phúc Kiến và mang truyền thống này đến Philippines. Người chơi lăn 6 con xúc xắc trong một bát lớn để giành giải thưởng là những chiếc bánh trung thu. Ảnh: ABS-CBN Lifestyle.

6. Theo truyền thống, Vũ điệu rồng lửa ở Đại Khanh, Hong Kong (Trung Quốc) diễn ra trong mấy ngày đêm?

Một
Hai
Ba
Bốn

Theo truyền thuyết, sau cơn bão, bệnh dịch hạch tấn công làng chài ven biển Đại Khanh. Thầy bói phán, cách duy nhất để ngăn chặn sự hỗn loạn là người dân phải chạy quanh làng ba ngày ba đêm vào ngày trăng tròn tháng 8 với một con rồng lớn làm từ rơm và thắp sáng bằng hương. Dân làng đã làm theo và cuộc sống của họ yên bình trở lại. Kể từ đó, vũ điệu rồng lửa diễn ra thường niên vào mỗi dịp Trung thu nhằm cầu an và tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Ảnh: Tai Ngai-lung

.

7. Trung thu có ý nghĩa là lễ hội dành cho trẻ em ở nước nào?

Việt Nam
Lào
Campuchia
Cả 3 nước trên

Theo phong tục Việt, người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng Tết Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp nến để treo trong nhà. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các loại quả khác. Trong Tết Trung thu, trẻ em được phá cỗ, nô nức rước đèn ông sao, đèn lồng, đeo mặt nạ và xem múa sư tử, múa lân... Ảnh: @valou_meyer

.

Vũ điệu rồng lửa ở Đại Khanh, Hong Kong, Trung Quốc Mỗi dịp Tết Trung thu, khu phố yên tĩnh Đại Khanh lại trở nên sống động nhờ lễ hội múa rồng lửa độc đáo, thu hút đông đảo khán giả.

Uyên Hoàng

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/nguoi-mong-co-lam-gi-trong-dem-trung-thu-post875619.html