Người lớn có bị bệnh tay chân miệng không?

Liệu virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm cho cả người lớn hay không. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Người lớn có bị bệnh tay chân miệng không?

Mọi người thường nhầm lẫn bệnh tay chân miệng chỉ có trẻ em mắc phải mà nó không lây nhiễm qua người lớn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không hề đúng, vì bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp phải ở trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn có thể lây lan sang người lớn thông qua những virus từ mầm bệnh.

Khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 hàng năm thường dễ có dịch lây lan và đặc biệt là với những phụ huynh có con mắc bệnh tay chân miệng, cần chú ý trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh cho cả gia đình. (Ảnh minh họa)

Khoảng thời gian từ tháng 9 – 11 hàng năm thường dễ có dịch lây lan và đặc biệt là với những phụ huynh có con mắc bệnh tay chân miệng, cần chú ý trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh cho cả gia đình. (Ảnh minh họa)

Theo các bác sĩ khoa vi sinh miễn dịch Viện Paster TP.HCM chia sẻ: “Từ các tài liệu y khoa trên thế giới, từ trước đến nay bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều này không có nghĩa là bé lớn hơn hoặc người lớn thì không bị virus tấn công và gây bệnh”.

Vì vậy, hiện nay không thể chắc chắn 100% rằng căn bệnh này có thể lây sang người lớn, mà cần phải theo dõi một thời gian thì mới có thể xác định được. Và theo các bác sĩ chuyên khoa, để biết được bệnh nhân có mắc bệnh tay chân miệng hay không, tốt nhất là phải tiến hành những xét nghiệm cụ thể theo yêu cầu.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), các triệu chứng thường xuất hiện 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm viruts bao gồm: sốt nhẹ, đau họng, chán ăn và bồn chồn.

Sau vài ba ngày phát triển triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ. Các mụn nước nhỏ cso thể xuất hiện ở trong miệng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, đùi, mông. Kích thước mụn nước rất nhỏ hoặc như hạt đậu.

Sau thời gian ủ bệnh thì quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hay bẹn có thể có mụn nước, một số trường hợp chỉ nổi ban nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi…

Thường thì bệnh tay chân miệng có thể chăm sóc tại nhà, tuy nhiên có những triệu chứng có thể là biểu hiện của biến chứng nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ, sốt dài ngày và khó hạ sốt, nôn ói nhiều, li bì, run tay, chân, tay chân yếu sức, khó thở…

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể là viêm màng não, viêm tim hay viêm phổi, có những trường hợp bệnh chuyển biến nặng mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Video: Mẹo đẩy lùi bệnh "tay chân miệng" ở trẻ em (Nguồn: VTC1)

/**/

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/nguoi-lon-co-bi-benh-tay-chan-mieng-khong-d131246.html