Người lính từng 'bẻ tên cởi giáp', trở thành vị thần y của Đại Việt

Trong thời kỳ loạn lạc Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một người lính nhận ra bản chất tàn khốc của cuộc chiến, quyết tâm 'bẻ tên cởi giáp', theo đuổi y học để cứu người, sau trở thành bậc thần y của Đại Việt.

1. Vị thần y được nhắc đến ở trên là ai?

A.Trần Độc

B.Tuệ Tĩnh

C.Lê Hữu Trác

Đáp án: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) sinh ra trong một dòng họ có truyền thống hiếu học, nhiều người làm quan. Lớn lên vào thời buổi loạn lạc, khi mới 20 tuổi, ông đã tự đọc sách quân sự, theo đuổi nghiệp binh đao. Tuy nhiên, sớm nhận thấy bản chất phi nghĩa của chiến tranh, ông xin ra khỏi quân đội, “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

D.Nguyễn Đình Chiểu

2. Đâu là cơ duyên đưa Hải Thượng Lãn Ông đến với nghề y?

A.Bố của ông bị ốm

B.Bản thân ông bị ốm

Đáp án: Lê Hữu Trác bị mắc bệnh từ trong quân ngũ, sau giải ngũ về quê hương, sớm hôm lao lực, đèn sách không biết nghỉ ngơi. Vì thế, bệnh tình của ông ngày càng trở nặng. Chạy chữa hai năm không đỡ, sau may mắn được lương y Trần Độc chữa khỏi, Hải Thượng vì đó mà quyết tâm theo nghiệp y, chữa bệnh cứu người.

C.Chứng kiến đồng đội hi sinh

D.Ông chán ghét chiến tranh

3. Năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông lên kinh đô để chữa trị cho ai?

A.Vua Lê

B.Trịnh Sâm và Trịnh Cán

Đáp án: Năm 1782, Trịnh Sâm cho gọi Hải Thượng vào chầu để chữa trị bệnh cho bản thân và Thế tử Trịnh Cán. Vốn có ý định không muốn lai kinh nhưng vì bộ sách tâm đắc chưa in được, ông đành tuân lệnh lên kinh đô một chuyến.

C.Chúa Nguyễn

D.Vua nhà Mạc

4. Sau khi chữa lui bệnh cho Trinh Sâm và Trịnh Cán, Hải Thượng được ban tặng rất nhiều vàng bạc châu báu, ông có ý định gì với số của cải này?

A.Vứt đi

Đáp án: Chúa Trịnh không chỉ ban phát vàng bạc mà còn thăng quan cho Hải Thượng hòng giữ chân ông. Hải Thượng Lãn Ông vốn có tư tưởng chán ghét chốn quan trường, muốn thoát khỏi vòng danh lợi nên buộc phải nhận thưởng mà bụng lại nghĩ: “Mình tuy không phải đã bỏ quên việc ẩn cư, nhưng nay hãy tạm nhận phần thưởng rồi sau vứt đi cũng được”.

B.Mua thuốc quý để mang về quê

C.Phát chẩn cho nhân dân

D.Xây dựng cung điện cho mình

5. Cuối đời, Hải Thượng Lãn Ông để lại bộ sách kinh điển nào về y học cổ truyền, có giá trị đến tận ngày nay?

A.Nam Dược Thần Hiệu

B.Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh

Đáp án: Cuốn “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” có nghĩa là “Những lĩnh hội tâm huyết về nghề y của Hải Thượng”. Bộ sách được viết vào năm 1770 bằng chữ Hán, bảo quát toàn bộ các lĩnh vực của y khoa như nội, ngoại, sản, nhi, cấp cứu,… Đến ngày nay, đây vẫn là một bộ sách có giá trị, được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học về y học cổ truyền.

C.Phùng Thị Cẩm Nang

D.Vận Khí Bí Điển

Trường Giang

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/nguoi-linh-tung-be-ten-coi-giap-tro-thanh-vi-than-y-cua-dai-viet-612563.html