Người lao động sắp được tạm ứng lương 3 tháng không tính lãi?

Để hạn chế tín dụng đen, Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang lấy ý kiến dư luận có nội dung đề xuất người lao động được tạm ứng 3 tháng tiền lương không tính lãi.

Theo Dự thảo này (hiện đang được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lấy ý kiến dư luận xã hội), người lao động được tạm ứng tối đa không quá 3 tháng lương của người lao động và không bị tính lãi suất khi hoàn trả.

Cụ thể, Điều 112 của dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 sửa đổi ghi rõ: “Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do 2 bên thỏa thuận và không bị tính lãi suất khi hoàn trả. Mức tạm ứng tiền lương tối đa không quá 3 tháng lương của người lao động”.

Dự thảo Bộ luật Lao động 2012 (sửa đổi) có nội dung đề xuất cho người lao động được tạm ứng tối đa 3 tháng lương không tính lãi (ảnh minh họa).

Dự thảo Bộ luật Lao động 2012 (sửa đổi) có nội dung đề xuất cho người lao động được tạm ứng tối đa 3 tháng lương không tính lãi (ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng đề xuất bổ sung 5 căn cứ để xác định, điều chỉnh tiền lương tối thiểu, gồm:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

- Tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương phổ biến của người lao động trên thị trường.

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động.

Ngoài ra, Điều 112 của dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 cũng bổ sung thêm quy định tại các kỳ nghỉ hàng năm, theo đó: “Khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”.

Chia sẻ về điểm mới này, Luật sư Lê Nhật Quang (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết: Căn cứ pháp luật lao động hiện hành, thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động (gọi tắt là NSDLĐ) trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tại khoản 1, Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định NSDLĐ có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Qua đó, pháp luật lao động chỉ quy định việc tạm ứng lương trong trường hợp áp dụng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm mà công việc đó kéo dài trong nhiều tháng mới hoàn thành

Trong một báo cáo hôm 30/11/2018, Tổng LĐLĐ VN cho biết: “Đã có nhiều công nhân lao động là nạn nhân của tín dụng đen, phải vay với lãi suất rất cao, thành con nợ không có khả năng thanh toán, bị hăm dọa, đánh đập, thậm chí họ phải bỏ trốn đi nơi khác hoặc nghỉ việc về quê...”.

Tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2018, ông Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, đã bày tỏ sự lo lắng trước tình trạng tín dụng đen “bủa vây” công nhân và sinh viên, công khai thách thức chính quyền, gây bất an cho xã hội.

Như vậy (trước khi có dự thảo Bộ Luật Lao động năm 2012 sửa đổi), trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương giờ, lương ngày, lương tuần, lương tháng mà doanh nghiệp do găp khó khăn không trả lương đúng thời hạn quy định, thì việc tạm ứng lương (nếu có) là do hai bên tự thỏa thuận chứ pháp luật không quy định tạm ứng tối đa bao nhiêu %.

Trước đó, dịp cuối năm 2018 và đầu năm 2019, báo giới đã nhiều lần nêu lên thực trạng về sự “bủa vây” của tín dụng đen đối với người lao động, đặc biệt là công nhân ở các khu công nghiệp.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia lao động việc làm, các quy định trong Dự thảo về tạm ứng lương có sự điều chỉnh nhất định cho phù hợp với thực tế nhu cầu đời sống của người lao động, phần nào hạn chế ảnh hưởng của tín dụng đen đối với người lao động.

H.Y

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguoi-lao-dong-sap-duoc-tam-ung-luong-3-thang-khong-tinh-lai-a432602.html