'Họ xả đầy rác ở đây' - dân Greenland nổi giận khi TT Trump đòi mua

Bình luận của tổng thống Mỹ về việc mua lại Greenland đã khiến nhiều người dân ở đây tức giận và lo sợ. Họ coi đó là mối đe dọa đối với chủ quyền và nhân quyền của mình.

Những lời chỉ trích qua lại, các dòng tweet được gửi đi, các chuyến thăm lớn bị hủy bỏ - tất cả xảy ra vì tổng thống Mỹ nói rằng ông muốn mua Greenland, quốc gia tự trị nằm trong Vương quốc Đan Mạch. "Đây là một ý tưởng rất nguy hiểm", Dines Mikaelsen, một nhà điều hành tour du lịch sinh ra và lớn lên ở Tasiilaq, East Greenland, nói với BBC. Ảnh: NPR.

Những lời chỉ trích qua lại, các dòng tweet được gửi đi, các chuyến thăm lớn bị hủy bỏ - tất cả xảy ra vì tổng thống Mỹ nói rằng ông muốn mua Greenland, quốc gia tự trị nằm trong Vương quốc Đan Mạch. "Đây là một ý tưởng rất nguy hiểm", Dines Mikaelsen, một nhà điều hành tour du lịch sinh ra và lớn lên ở Tasiilaq, East Greenland, nói với BBC. Ảnh: NPR.

Mỹ duy trì hiện diện quân sự ở Greenland kể từ Thế chiến II, với nhiều căn cứ quân sự trên khắp hòn đảo, bao gồm cả một căn cứ hạt nhân bí mật thời Chiến tranh Lạnh có tên Camp Century. Trong ảnh, du khách nhìn băng trôi tự do ở Ilulissat Icefjord trong thời tiết ấm áp bất thường gần Ilulissat, Greenland. Ảnh: Getty.

"Chúng tôi có rất nhiều căn cứ quân sự Mỹ bị bỏ lại trong nhiều năm và bạn có thể thấy rỉ sét ở khắp mọi nơi ... họ đã để lại rất nhiều rác ở Greenland", Mikaelsen phàn nàn khi nghe về tham vọng của Tổng thống Trump. Trong ảnh, những người câu cá Inuit chuẩn bị lưới trong khi những tảng băng trôi tự do phía sau họ ở cửa sông Ilulissat Icefjord. Ảnh: Getty.

"Họ cũng di tản mọi người mà không cần hỏi ý kiến. Nếu Mỹ mua Greenland, họ sẽ chỉ bắt mọi người chuyển đi và xây lên các căn cứ quân sự. Dân số của chúng tôi chỉ là 56.000. Đối với tôi, điều này rất đáng sợ", Mikaelsen nói. Trong ảnh, một tảng băng trôi trên vịnh Disko phía sau những ngôi nhà ở Ilulissat, Greenland. Ảnh: Getty.

Hệ thống vịnh hẹp của thành phố được biết đến với những tảng băng trôi, những nơi ngắm cá voi lưng gù và thác nước. Aleqa Hammond, người từng là nữ thủ hiến đầu tiên của Greenland và sau đó là chủ tịch Ủy ban Greenland tại Quốc hội Đan Mạch, nói với BBC rằng lo lắng và tức giận là cảm giác chung của cư dân trên đảo. Trong ảnh, thủ đô của Greenland và cũng là thành phố lớn nhất, Nuuk, với dân số khoảng 18.000 người. Ảnh: AP.

"Sự hiện diện của người Mỹ ở Greenland không phải vì lợi ích của người Greenland", bà Hammond nhấn mạnh. "Chúng tôi không bao giờ yêu cầu người Mỹ đến. Đan Mạch đã cho phép họ đến và xây dựng một căn cứ không quân", bà nói về việc mở rộng căn cứ không quân Thule năm 1953. Ảnh: Getty.

Bà Hammond cho biết người Mỹ và Đan Mạch chỉ cho người Inughuit bốn ngày để rời đi, nếu không nhà cửa của họ sẽ bị phá hủy. "Đó là cách người Mỹ đối xử với người Greenland", bà nói. Dải băng Greenland bao phủ khoảng 80% bề mặt của Greenland và là khối băng lớn thứ hai trên thế giới. Ảnh: AP.

Bà Hammond nói rằng đề nghị thẳng thừng của ông Trump cho thấy sự thiếu nhạy cảm với lịch sử này và thái độ của ông đối với Greenland là "rất kiêu ngạo". Tuy nhiên, theo Politico, dẫu cho Đan Mạch có đồng ý lời đề nghị của Tổng thống Trump, việc mua Greenland cũng không dễ dàng như vậy. Ảnh: NPR.

Cho đến trước Thế chiến I, việc nhượng đất giữa các nước diễn ra khá phổ biến, nhưng vào ngày nay, nếu ông Trump muốn mua Greenland, việc này phải được người Greenland chấp nhận. Greenland có nghị viện riêng, và họ tự quyết phần lớn các vấn đề chính trị, trừ ngoại giao và an ninh. Nếu Mỹ nắm quyền kiểm soát Greenland, thì đó sẽ là "sự tàn phá" đối với hệ thống phúc lợi của hòn đảo, chính trị gia Greenland Aaja Chemnitz Larsen nói với BBC. Ảnh: NPR.

Ebbe Volquardsen, giáo sư văn hóa và lịch sử xã hội tại Đại học Greenland, nói rằng việc ông Trump hỏi mua Greenland từ Đan Mạch là "thiếu tôn trọng với nhiều người ở Greenland" khi bỏ qua quyền tự quyết và tự trị của người dân ở đây. Ảnh: NPR.

Tuyết Mai

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ho-xa-day-rac-o-day-dan-greenland-noi-gian-khi-tt-trump-doi-mua-post982516.html