Người dân Thừa Thiên - Huế gồng mình chống chọi với mưa lũ

Trong thời điểm mưa lớn không ngớt nước lũ tiếp tục dâng cao, hàng ngàn hộ dân ở Thừa Thiên - Huế đang phải gồng mình trong mưa lũ.

 Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông và trường gió Đông trên cao hoạt động mạnh nên tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to trên diện rộng. Lượng mưa đo được từ 01h00 ngày 09 đến 01h00 ngày 10/10 phổ biến từ 300 - 600mm, có nơi lớn hơn như Kim Long 1173 mm, A Lưới 1599.

Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông và trường gió Đông trên cao hoạt động mạnh nên tại tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa to trên diện rộng. Lượng mưa đo được từ 01h00 ngày 09 đến 01h00 ngày 10/10 phổ biến từ 300 - 600mm, có nơi lớn hơn như Kim Long 1173 mm, A Lưới 1599.

Nước tại các sông, hồ ở Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên cao, vào lúc 7h ngày 10/10 mực nước tại Sông Hương là 2,57m trên BDII 0,57m; Sông Bồ 5,21m trên BDIII 0,71m. Mực nước hồ thủy điện Bình Điền +80,32m(DBT85m), Hương Điền 57,64m (DBT 85m).

Nhiều hồ thủy điện được lệnh tiếp tục xả lũ. Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền tiếp tục vận hành điều tiết qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 1800-2500m3/s; hồ Tả Trạch 900- 1200m3/s.

Trong thời điểm mưa lớn không ngớt, kèm theo thủy điện xả lũ tăng cường, hàng ngàn hộ dân ở Thừa Thiên - Huế đang phải gồng mình vượt mưa lụt, đối phó với mực nước ngày càng dâng cao.

Cuộc sống của người dân nơi vùng ngập lụt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hoạt động đi lại của người dân chủ yếu bằng ghe, thuyền.

Rau màu ngập úng, đồ đạc phải kê gác lên cao, để tránh thiệt hại do mưa lũ.

Theo ông Nguyễn Đình Đức, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền, mưa lũ ngững ngày qua đã làm hơn 1.268 nhà dân ở huyện bị ngập, nhiều tuyến đường giao thông quan trọng bị nước lũ chia cắt; 133 ha rau màu, 18 ha ném và mướp đắng bị ngập sâu. Huyện Quảng Điền đã phải di dời 472 hộ với 1.146 nhân khẩu.

Ảnh hưởng do mưa lũ, huyện Phong Điền cũng đã tổ chức di dời 411 hộ với 1.197 khẩu; TP. Huế và huyện A Lưới di dời hàng trăm hộ dân ở các điểm thấp trũng, ngập úng đến nơi an toàn.

Do tình hình mưa lũ vẫn diễn biến bất thường, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã đề nghị lãnh chính quyền các địa phương theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình, chủ động đối phó với những diễn biến khó lường của mưa lũ với phương châm "4 tại chỗ". Đặc biệt đối với những địa bàn có nguy cơ bị lũ quét, địa phương và các ngành chức năng có phương án cụ thể để tiếp tục di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện túc trực 24/24h để triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

TIẾN THÀNH

Nguồn Nông Nghiệp: https://nongnghiep.vn/nguoi-dan-thua-thien--hue-gong-minh-chong-choi-voi-mua-lu-d274814.html