Người dân Sài Gòn đổ xô đi sắm đồ cúng tiễn ông Công ông Táo

Trước ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời theo phong tục (23 tháng Chạp), người dân Sài Gòn đổ xô đến các cửa hàng lớn, nhỏ để mua sắm đồ vàng mã, đồ cúng…

Do ngày tiễn ông Công ông Táo rơi vào thứ hai nên nhiều người dân TP HCM đã tranh thủ sắm đồ lễ trong ngày chủ nhật, để cúng vào khuya hoặc sáng sớm hôm nay 23 tháng Chạp âm lịch.

Nhiều khu chợ ở TP HCM đông nghẹt người suốt từ chiều đến tối khuya để mua sắm đồ cúng tiễn ông Công ông Táo.

Nhiều khu chợ ở TP HCM đông nghẹt người suốt từ chiều đến tối khuya để mua sắm đồ cúng tiễn ông Công ông Táo.

Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, suốt từ chiều đến tận tối khuya 27/1 (22 tháng Chạp), tại chợ Bình Tây (quận 6, TP HCM) đồ cúng lễ được bày bán phong phú, đa dạng. Nhiều nhất là bộ đồ cúng gồm quần áo, mũ, dép và cá chép cho ông Táo, tiền vàng, hương...

Đồ cúng lễ được bày bán phong phú, đa dạng.

Đủ chủng loại để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.

Người dân chọn lựa các mặt hàng để cúng Táo quân trong ngày 23 tháng Chạp.

Đồ cùng tiễn ông Công ông Táo.

Các cửa hàng tại đây bày bán đủ loại kích cỡ bộ lễ ông Công, ông Táo và cũng phong phú về giá cả. Một bộ đồ cúng có giá trung bình từ 20.000 - 100.000 đồng, tùy loại. Ngoài ra, khách cũng mua thêm vàng mã, nhà lầu, xe hơi để đốt chung với đồ lễ sau khi cúng.

Ngoài đồ lễ cúng ông Táo, nhiều mặt hàng khác tại các chợ như hoa, trái cây, chè xôi, cá chép, bánh kẹo… cũng thu hút nhiều người lựa chọn. Đến cuối ngày tại khu vực chợ Bình Tây, nhiều người vẫn đổ xô đến tranh thủ mua đồ cúng.

Các gia đình rất chu tất trong việc làm lễ cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Theo dân gian, ông Táo là vị thần theo dõi và ghi nhận mọi việc trong cuộc sống gia đình của mỗi người. Cuối năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo tình hình hạ giới với Ngọc Hoàng. Do đó, các gia đình rất chu tất trong việc làm lễ cúng trong ngày này.

An Sơn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/nguoi-dan-sai-gon-do-xo-di-sam-do-cung-tien-ong-cong-ong-tao-1178603.html