Người dân Hà Tĩnh giăng bẫy bắt chim trời bất chấp lệnh cấm

Hằng năm, vào mùa chim cò, cói, vạc… di cư (tháng 7-9 âm lịch), người dân các huyện Lộc Hà, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bắt đầu cuộc hành trình săn bắt, tận diệt các loại gia cầm này.

Có mặt tại các cánh đồng ở huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân địa phương dùng nhiều phương thức để săn bắt chim trời. Trên cánh đồng lúa, những con chim giả được giăng trắng cả cánh đồng, nhiều hàng rào lưới dựng kín, loa điện giả tiếng chim... Đây là những kiểu bẫy chim trời khá tinh vi hiện nay của người bẫy chim.

Việc săn bắt chim trời ở huyện Lộc Hà, Nghi Xuân trở thành điểm nóng, mặc dù lực lượng chức năng liên tục tuyên truyền, vận động, xuống tận nơi yêu cầu tháo dỡ nhưng người dân vẫn ngang nhiên săn bắt. Thậm chí nhiều người dân còn công khai bán thịt chim giữa chợ.

Tại những cánh đồng ở huyện Nghi Xuân, người dân vẫn ngang nhiên giăng "thiên la địa vọng" để tận diệt chim trời.

Tại những cánh đồng ở huyện Nghi Xuân, người dân vẫn ngang nhiên giăng "thiên la địa vọng" để tận diệt chim trời.

Những cái bẫy giăng trắng đồng được các thợ săn chim làm các giàn, “trận địa” bẫy bằng cò thật, cò giả (hình nộm).

Trên những ngọn cây các thợ săn gắn nhựa chi chít để bẫy chim.

Những con cò mồi bị khâu mắt để làm mồi nhử.

Theo những người đánh chim thì việc khâu mắt chim để có thể cho tiếng kêu của con chim đó to hơn bình thường và việc chọc mù mắt để chim không thể mổ được những con chim mồi khác..

Điều khiển các “trận địa” này phần lớn là những người trung niên, thanh niên.

Họ dùng những thanh tre vót nhỏ, quét nhựa vào khi chim trời đậu lên sẽ dính.

Lực lượng chức năng huyện Lộc Hà thả chim người dân bẫy được về với tự nhiên.

Lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân tịch thu bẫy chim tại xã Cương Gián

Những con cò bị người dân vặt sạch lông.

Ông Trần Thanh Tường, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Nghi Xuân cho biết, đơn vị đã nhiều lần tuyên truyền vận động người dân chấm dứt tình trạng săn bắt chim trời, nhưng đối với nhiều gia đình coi đây là một nghề kiếm sống nên phải tuyên truyền, ngăn chặn dần chứ không thể triệt để một lúc được.

"Vừa qua, chúng tôi phối hợp với các xã tiến hành vận động, tháo dỡ, tiêu hủy nhiều dụng cụ người dân dùng để săn bắt chim. Đồng thời, chúng tôi cũng tiêu hủy hơn 4.000 hình nộm bằng xốp, thả nhiều chim trời người dân đánh bắt được về với tự nhiên", ông Tường cho hay.

Anh An

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nguoi-dan-ha-tinh-giang-bay-bat-chim-troi-bat-chap-lenh-cam-20201007085109802.htm