Người con 'bỏ bút cầm súng' bảo vệ biên giới Tổ Quốc

Ở cái tuổi 17-18 đầy nhiệt huyết, hàng nghìn sinh viên và cả giảng viên các trường đại học đã tình nguyện gác lại việc học hành, bỏ lại cây bút cùng giảng đường, để cầm súng bảo vệ biên giới. Nhiều người trong số họ đã mãi mãi nằm lại nơi biên cương của Tổ quốcPGS Nguyễn Quang Liệu – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Hoàn cảnh đặc biệt 1 trong 3 người con nhưng có 2 anh là liệt sĩ nhưng khi tổ quốc lâm nguy ông vẫn theo tiếng gọi của Đảng xung phong ra chiến trường để bảo vệ tổ quốc và bức tâm thư thầy viết bằng máy đó nó thể hiện quyết tâm của không chỉ thầy chiều mà cả lớp lớp đội ngũ tri thức VN, của các thầy cô giáo. Sinh viên Nguyễn Thu Trang - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN: Khi thấy rõ được những hi sinh chiến công mất mát này nhất là khi nhìn thấy bức thư bằng máu thì cảm xúc càng lớn hơn thì khao khát được tìn hiểu về cội nguồn của mình nó càng lớn hơn trong em.Sinh viên Lê Hoàng Lộc – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN: Em thấy cảm kích với người con của đất nước, họ có tâm thế xung phong ra trận để cống hiến cho tổ quốc dành lại độc lập thống nhất đất nước, qua đó e thấy được trách nhiệm cảu bản thân chúng em phải cố gắng để bảo vệ kết quả mà ông cha ta phải đổ máu để dành được, sự cố gáng học tập và trong cuộc đấu tranh bảo vệ đát nước trong thời bình, học tập và bảo vệ đất nước.

Cho tôi trở lại quân đội bảo vệ tổ quốc!

Bức thư chỉ vỏn vẹn có 10 chữ, được viết trên trang giấy mỏng manh với màu mực sâm sẫm - thứ mực đặc biệt được rút ra từ huyết quản của chàng sinh viên Nguyễn Chiều, khoa Lịch sử, trưởng Đại học Tổng hợp, cách đây đúng 40 năm.

Dù đã ngả màu theo thời gian, nhưng vẫn có thể cảm nhận rõ mỗi chữ đều ngùn ngụt lửa căm thù giặc, cùng khí thế quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc của người viết.

Đã nhiều lần giới thiệu cho sinh viên của mình về bức thư này, nhưng PGS Nguyễn Quang Liệu chưa bao giờ hết xúc động. Bởi đây không chỉ là kỷ vật của người thầy, người anh của mình, mà bức thư còn giúp nhiều thế hệ sinh viên của trường hiểu rõ hơn về bản chất của cuộc chiến này. Từ việc hiểu, khâm phục về những gì cha anh đã phải dành xương máu để dành được thì họ sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước.

“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thực hiện di nguyện của Bác thế hệ trẻ hôm nay sẽ luôn viết tiếp từ ý trí, nghị lực của thế hệ cha anh đi trước để tiêp tục đóng góp vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ tổ quốc./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/nguoi-con-bo-but-cam-sung-bao-ve-bien-gioi-to-quoc