Người bị đau khớp nên ăn gì để giam đau nhức?

Đau nhức xương khớp thường gặp ở những người cao tuổi, những ngày thay đổi thời tiết thì bệnh càng nặng hơn. Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cũng nên chú ý đến dinh dưỡng hàng hàng để giảm đau nhức.

Thoái hóa khớp (THK, đau nhức xương khớp) là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo.

Tuy bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc bệnh này. Ngay cả những cụ trên 70 tuổi thì chỉ có 80% mắc bệnh THK. Người ta chỉ nói về THK khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này. Vậy làm thế nào để có được chế độ ăn uống phù hợp để dự phòng và giảm nhẹ căn bệnh THK?.

Ảnh minh họa

Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?

Việc bạn kết hợp những loại thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cải thiện bệnh của mình

Chuối: Do chuối là một trong những loại thực phẩm cực kỳ tốt cho xương vì chúng có chứa nhiều thành phần magie và kali. Đây là hai yếu tố vi lượng cực kỳ cần thiết cho cơ thể giúp cho cơ thể bạn có thể hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe.

Đậu nành: Đây là một loại thực phẩm mà có thể cung cấp lượng canxi nhiều nhất trong các loại thực phẩm. Trong đậu nành ngoài thành phần canxi thì còn chứa nhiều chất béo có lợi và cực kỳ giàu protein và chất xơ, đây là một thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Sữa chua: Sữa chua có tác dụng làm giảm đi các cơn đau khớp cực kỳ hiệu quả, thực phẩm này được coi như một liều thuốc tự nhiên có thể làm giảm đi tình trạng đau khớp và căng cứng khớp vào mỗi buổi sáng.

Cá biển: Các loại cá biển cung cấp nguồn axit béo omega 3 lớn như các hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu giúp giảm đau chống viêm cực kỳ tốt và giảm căng thẳng cứng khớp vào buổi sáng ở những người bệnh bị viêm khớp dạng thấp.

Trà xanh. Trong trà xanh có đặc tính chống viêm, các hoạt chất trong trà xanh có thể gây ức chế các hóa chất và enzyme gây hại cho xương khớp. Mỗi ngày uống một ly nước trà xanh có thể giúp bạn giảm cân và rất tốt để điều trị bệnh đau nhức xương khớp.

Rau xanh và trái cây: Việc thường xuyên cung cấp rau xanh và trái cây có tác dụng cực kỳ tốt đối với các bệnh xương khớp, bởi trong rau xanh và trái cây có chứa lượng lớn vitamin và chất xơ rất tốt cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Một số loại trái cây như: dừa, chanh, bưởi, đu đủ, nho, các men kháng viêm có trong các loại quả này có khả năng giảm các triệu chứng của đau nhức xương khớp.

Các loại rau xanh như: cải xoăn, bắp cải,cải mầm những loại thực phẩm này có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm khớp.

Ngũ cốc: Cần phải bổ xung thêm các loại ngũ cốc trong chế độ ăn của người bi đau nhức xương khớp. Các loại ngũ cốc như lá mạch đen, lúa mì, bắp răng và các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt đều là những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa lão hóa làm làm chậm quá trình oxy hóa.

Các loại nấm: Do nấm có khả năng tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Chế biến các món ăn từ nấm kết hợp với một số loại rau củ khác có thể bổ sung thêm các loại vitamin A, E, C, K giúp xương dẻo dai hơn.

Giá đỗ: Trong giá đỗ có chứa Phyto-oestrogen (Hormone Oestrogen thực vật) đặc biệt là chất Isoflavon giúp người bệnh giảm hẳn lo lắng về quá trình lão hóa xương.

Ngoài việc bạn phải cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng để giúp hệ xương không bị thoái hóa thì cần phải hạn chế những loại thực phẩm có thể khiến bệnh đau nhức xương khớp trở nên nặng hơn.

Một số món ăn dễ thực hiện, ngon miệng, mà lại có ích cho người bị đau nhức khớp

- Cháo gạo lứt, ý dĩ

Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g.

Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được.

Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc.

Ảnh minh họa

- Cháo gạo lứt, tỏi, đậu đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, tỏi sống 20g, đậu đỏ 50g.

Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được.

Dùng ăn nóng khi đói bụng. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức.

- Canh lá lốt

Nguyên liệu: Lá lốt 50g, tôm (hoặc thịt heo nạc) 100g, gừng tươi 5g, rau húng quế (hoặc lá ngải cứu), gia vị các loại.

Cách làm: Tôm (hoặc thịt heo nạc) làm sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị. Lá lốt rửa sạch, xắt nhỏ, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, cho tôm vào, nấu thành canh (giống như nấu canh các loại rau khác), cho thêm ít gừng tươi giã dập.

Tắt lửa, cho lá rau húng quế (hoặc lá ngải cứu) xắt nhỏ vào khuấy đều là được. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Món canh lá lốt giúp cơ thể được ấm áp, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh, nặng nề, buồn bực, không muốn hoạt động. Rất thích hợp cho người bị mắc mưa hoặc ngâm nước thời gian lâu, đau nhức khớp xương do các khí phong, hàn và thấp gây ra.

Thu Hà t/h

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/nguoi-bi-dau-khop-nen-an-gi-de-giam-dau-nhuc-524552.htm