Người Bahnar trước thời Pháp có gì đặc biệt?

Những dân tộc thiểu số, ngay cả những dân tộc không có chữ viết cũng sở hữu một lịch sử riêng. Lịch sử của những người Bahnar ở Tây Nguyên Việt Nam trước thời Pháp là một minh chứng điển hình cho nhận định này.

Hình ảnh người Bana Kon Tum (ảnh Wiki).

Hình ảnh người Bana Kon Tum (ảnh Wiki).

Không có chữ viết, nhiều mảnh vỡlịch sử của người Bahnar đã được lưu giữ và truyền miệng từ đời này qua đơìkhác qua kho tàng sử thi giàu có. Nhiều tác phẩm đã được sưu tầm và xuất bản,nhưng không ít tác phẩm, dù đã được sưu tầm vẫn còn nằm trong các lưu trữ cấtgiấu một phần quá khứ.

Nhà Rông người Ba Na - ảnh Wiki.

Vào giữa thế kỷ 19, sau rất nhiêùnỗ lực bất thành, những nhà truyền giáo hải ngoại đã thành công trong việc tìmra một con đường an toàn để đặt chân lên những vùng đất của người Bahnar.

Em nhỏ ngưởi Bahnar - ảnh Wiki.

Nối tiếp họ, muộn hơn một chút,vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, để phục vụ cho việc bành trướng lãnh thổ vàkhu vực ảnh hưởng của chính quyền thuộc địa Pháp, nhiều nhà thám hiểm ngươìPháp như Alexandre Yersin, Henri Maitre… đã tới tìm hiểu về "vùng đất chưađược biết đến" ở Đông Dương.

Đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp đãchính thức được thành lập ở Kon Tum – thủ phủ của người Bahnar.

Hình ảnh nhà thờ gỗ Bahnar ở Kon Tum - ảnh Wiki.

Hình ảnh Tây Nguyên và những cưdân của nó, trong đó có cả những người Bahnar và những vùng lãnh thổ của họ đãđược những nhà truyền giáo, nhà thám hiểm, nhà quản lý người Pháp tìm hiểu vàphác họa trong các ghi chép, báo cáo, thư từ trao đổi của họ.

Trên cơ sở kết hợp, so sánh, đôíchiếu nhiều nguồn tài liệu, bao gồm: kho tàng sử thi Bahnar, tài liệu lưu trữ củaGiáo hội Công giáo được lưu giữ tại Pháp và Italia cũng như tài liệu lưu trữ củachính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương được lưu giữ tại Pháp và Việt Nam, mộtsố khía cạnh của giai đoạn lịch sử đầy biến động này đã được làm rõ.

Nhà rông người Bahnar làng Kon Klor Kon Tum Tây Nguyên - ảnh Wiki.

Những cuộc xung đột giữa ngươìBahnar với người Jrai. Các cuộc di cư của người Bahnar đến những vùng đất mới,và mối quan hệ giữa người Bahnar với triều Nguyễn. Trong bối cảnh lịch sử đó,vào năm 1850, những thừa sai người Pháp đầu tiên đã đến Tây Nguyên. Kể từ đó,cùng với việc cải đạo, lịch sử của người Bahnar đã thực sự biến đổi.

Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espacevà Viện Viễn Đông Bác Cổ phối hợp tổ chức hội thảo "Người Bahnar trước thơìPháp" để làm rõ hơn lịch sử và những biến thiên của người Bahnar trước thời Pháp.Chương trình sẽ diễn ra hồi 18h, thứ sáu, ngày 24/7/2020 tại Thư Viện L’Espace -24 Tràng Tiền, Hà Nội. Hội thảo có sự góp mặt của GS. TS. Andrew Hardy, nhà sửhọc - trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp; TS. Nguyễn Đặng Anh Minh- nhà sử học.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/nguoi-bahnar-truoc-thoi-phap-co-gi-dac-biet-1595494134992.html