'Ngựa thồ' IL-76 lập cầu hàng không chuyển vũ khí tới Syria khi Thổ Nhĩ Kỳ chặn eo biển

Theo các nguồn tin mới nhất cho thấy, trong ngày 2-3, tại sân bay Hmeymim đã có 7 chiếc IL-76 và 2 chiếc Tu-154 đáp xuống. Giới phân tích cho rằng đây có thể chính là những chiếc máy bay đã lập cầu hàng không để Nga chuyển vũ khí tới Syria.

Các phóng viên Lebanon cho rằng việc có quá nhiều máy bay vận tải khổng lồ IL hạ cánh xuống Syria cùng lúc có thể là động thái lập cầu hàng không để chuyển vũ khí.

Các phóng viên Lebanon cho rằng việc có quá nhiều máy bay vận tải khổng lồ IL hạ cánh xuống Syria cùng lúc có thể là động thái lập cầu hàng không để chuyển vũ khí.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi trước đó Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đóng hải phận nơi các tàu Nga thường chở vũ khí cho Syria đi qua.

Nga đem "mắt thần" Tu-214R để "điểm mặt" xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Hiện Nga vẫn chưa lên tiếng xác nhận, tuy nhiên giới phân tích cho rằng việc Nga lập cầu hàng không để vận chuyển vũ khí cho Syria là điều dễ hiểu.

Hệ thống phòng không khét tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp đe dọa máy bay Nga-Syria

Trong bối cảnh xung đột leo thang, nguồn cung đạn dược cho chính quyền Syria trở nên cấp thiết, việc lập cầu hàng không sẽ giải quyết được hậu cần tạm thời.

IL-76 là một trong những dòng máy bay vận tải tốt nhất của Nga, chúng thường được sử dụng để vận chuyển khí tài tới Syria. Trong ảnh, xe tăng hạng nhẹ được chuyên chở bởi máy bay vận tải IL-76.

Hiện không quân Nga vẫn đang có hàng trăm chiếc IL-76 phục vụ tích cực trong biên chế lực lượng vận tải của không quân Nga.

Ngoài ra, một phiên bản đặc biệt mang định danh IL-76 trở thành máy bay tiếp dầu chiến lược của không quân Nga.

Trong khi một biến thể khác mang định danh A-50 phát triển từ IL-76 lại trở thành máy bay chỉ huy cảnh báo đặc biệt cho không quân Nga. Loại máy bay này cũng đang tác chiến tại Syria.

Nguồn gốc ra đời của IL-76 khá đặc biệt. Cụ thể vào năm 1967, Ilyushin bắt đầu nhận được lệnh phải phát triển loại máy bay vận tải có khả năng mang theo 40 tấn hàng hóa với tầm bay trên 5.000 km trong vòng 6 tiếng.

Đồng thời, loại máy bay đó có thể hoạt động với đường băng dã chiến cũng như có khả năng cất và hạ cánh trong mọi loại điều kiện thời tiết.

Chuyến bay đầu tiên mà Ilyushin IL-76 thực hiện vào tháng 3/1971, sau đó nhiệm vụ sản xuất mẫu máy bay này được giao cho Liên hợp Sản xuất Hàng không Tashkent đặt tại Taskent, Uzbekistan (khi đó là nước cộng hòa thuộc Liên Xô). Tại đây có khoảng 860 chiếc Il-76 được sản xuất.

Chiếc Il-76 đầu tiên được giao cho Không quân Liên Xô vào tháng 6/-1974 và trở thành một trong những mẫu máy bay vận tải chiến lược của lực lượng này.

Kể từ năm 1976, hãng hàng không Aeroflot chính thức đưa Il-76 vào khai thác. Cận cảnh khoang chở hàng của IL-76.

Trong giai đoạn từ 1979 đến 1991, máy bay vận tải Il-76 của Không quân Liên Xô đã thực hiện 14.700 chuyến bay đến Afghanistan, mang theo 786.200 quân nhân và 315.800 tấn hàng hóa.

Phiến quân tại Afghanistan khi đó không thể bắn hạ được Il-76 khi chiếc máy bay này đang bay. Thậm chí kể cả khi sử dụng các loại tên lửa vác vai hay súng máy hạng nặng, Il-76 vẫn chịu được được thiệt hại và hoạt động bình thường.

Vào những năm 1990, các phiên bản hiện đại hóa của Il-76 ra đời với động cơ Soloviev D-30, tuy nhiên phiên bản kích thước lớn hơn của Il-76 không được sản xuất hàng loạt do khi ấy Không quân Nga đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Mẫu thử nghiệm của Il-76MF cất cánh lần đầu vào tháng 8/1995, nhưng sau đó toàn bộ chương trình bị ngừng lại vào cuối những năm 1990.

Có nhiều phiên bản Ilyushin IL-76 phục vụ trong dân sự lẫn quân sự. Ngoài Nga còn có hàng chục quốc gia đang vận hành loại máy bay này.

Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/-ngua-tho-il-76-lap-cau-hang-khong-chuyen-vu-khi-toi-syria-khi-tho-nhi-ky-chan-eo-bien/20200314102813297